Giữa thời điểm dịch Covid-19 chưa chấm dứt, bệnh bạch hầu ở Việt Nam mình đang có xu hướng lan rộng thì ở bên hàng xóm của Việt Nam là Trung Quốc lại có xu hướng xuất hiện dịch hạch. Nghĩ mà nản các mẹ ạ, mới mấy ngày trước mình còn đọc được tin nước này phát hiện virus cúm lợn có thể lây sang người. Hôm nay lại đọc được tin các thành phố của Trung Quốc phát cảnh báo bệnh dịch hạch.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trung Quốc phát cảnh báo cấp 3 bệnh dịch hạch

Mới đây, giới chức thành phố Bayan Nur (Vùng Nội Mông, Trung Quốc) đã phát cảnh báo cấp 3 sau khi phát hiện một trường hợp mắc bệnh dịch hạch. Theo đó, bệnh nhân là người đàn ông làm nghề chăn nuôi gia súc. Người này được đưa vào bệnh viện của thành phố Bayan Nur do nghi ngờ nhiễm dịch hạch vào hôm 4/7. Tới cuối ngày 5/7, bệnh nhân đã được xác định là dương tính, hiện đang được cách ly tại bệnh viện trong tình trạng ổn định.

Sau khi phát hiện trường hợp này, ủy ban y tế Bayan Nur đã phát cảnh báo cấp 3. Trong đó, giới quan chức yêu cầu người dân không được săn bắt và ăn những động vật có thể mang dịch hạch gồm: Các loài chuột thường gặp như chuột cống, chuột nhắt, chuột đồng, chuột nhắt đồng, chuột đất lớn… Đồng thời, giới quan chức cũng yêu cầu người dân báo cáo ngay nếu phát hiện ca nghi nhiễm dịch hạch. Hoặc nếu phát hiện trường hợp bị sốt không rõ nguyên nhân, các động vật gặm nhấm bị bệnh hay chết thì cũng phải báo cáo. Cảnh báo này sẽ kéo dài đến hết năm nay.

Dịch hạch là căn bệnh rất nguy hiểm vì nó từng được ví là ‘cái chết đen’ vào thời Trung cổ. Lý do là vì khả năng lây nhiễm của bệnh dịch hạch nhanh và tỷ lệ t.ử vong cao.

Bệnh dịch hạch từng được gọi là 'cái chết đen'

Thời Trung cổ, người ta gọi bệnh dịch hạch là 'cái chết đen' cho thấy sự nguy hiểm và mức độ gây tử vong của nó. 

Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh là do chuột và kí sinh trùng sống trên chuột là bọ chét. 

Bệnh dịch hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nó có thể lây từ người bệnh sang người khỏe gián tiếp thông qua trung gian lây bệnh là bọ chét. Loài bọ chét này thường sống kí sinh trên chuột, ở chuồng gia súc, gia cầm, các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, chăn, màn, giường, chiếu… Khi trong nhà xuất hiện người bệnh, chúng có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch khi hút máu người bệnh. Sau đó, chúng sẽ truyền vi khuẩn này sang người khỏe mạnh khi hút máu, cắn người khỏe mạnh.

Bệnh dịch hạch từng xuất hiện vào những năm 541, 542. Khi ấy, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 5.000 người châu Âu, Bắc Phi và Nga. Thời điểm ấy, người ta gọi bệnh dịch hạch là ‘cái c.hết đen’.

Đến năm 1346 – 1350 bệnh dịch hạch lại xuất hiện và khiến châu Âu cùng khu vực Trung Đông, Nga bị rung chuyển. Có tới 2/3 người mắc bệnh qua đời chỉ sau 4 ngày.

Tại Trung Quốc, bệnh dịch hạch cũng là nguyên nhân dẫn tới nạn đói khiến dân số giảm từ 120 triệu người xuống 60 triệu người trong thời nhà Tống. Ước tính, nạn dịch hạch ở thế kỷ 14 là nguyên nhân cướp đi mạng sống của ít nhất 1/3 người dân Trung Quốc.

Tới năm 1665, bệnh dịch hạch lại xuất hiện ở London (Anh). Khi ấy, khoảng 100.000 người Anh đã mất mạng vì dương tính với vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.

Đến thế kỷ 18, bệnh này lại xuất hiện ở Pháp. Khi ấy, bệnh dịch hạch đã lấy đi tính mạng của 100.000 người dân, đồng thời khiến Pháp lao đao suốt 2 năm mới tìm cách chế ngự được đại dịch này.

Năm 1771, dịch hạch lại xuất hiện ở Nga và nahnh chóng lây lan thành đại dịch. Khi ấy, nước Nga gần như tê liệt vì lương thực cạn kiệt, cuộc sống của người dân khốn cùng, người qua đời nằm la liệt.

Điều đáng sợ hơn là chúng ta không thể nào tiêu diệt được hết vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Bởi, hệ sinh thái mà nó lưu hành vô cùng phức tạp. Điều chúng ta chỉ có thể làm là học cách bảo vệ mình và chung sống với nó mà thôi.

Nguồn: Tổng hợp