Mặc dù đã có sự xuất hiện của vắc xin song nó vẫn chưa giúp mọi người nguôi đi nỗi lo nCoV. Bằng chứng là virus đang bùng phát trở lại trong mùa đông này ở hàng loạt các quốc gia, kể cả những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao, đã tiêm ngay từ thời điểm vắc xin mới ‘ra lò’.

Điển hình như nước Anh, mỗi ngày có khoảng 40.000 ca nhiễm mới. Nga cũng liên tục ghi nhận kỷ lục số người qua đời vì nCoV.

Đáng lo ngại hơn, mùa đông đang tới gần mà virus thì lại ưa lạnh. Do đó, giới chuyên gia bày tỏ mối lo ngại về một đợt bùng phát mới.

Tờ Zing cũng đã đăng tải một bài viết về ‘mùa hè tự do’ sau vắc xin đã chấm dứt ở nhiều nước. Trong đó có nhiều nhận định của giới chuyên gia liên quan tới vấn đề này. Mình mới đọc được nên chia sẻ lại cho mọi người nhé.

hình ảnh

Nga đã phải tái phong tỏa do số ca nhiễm tăng. Ảnh: Internet

Số ca nhiễm đang có xu hướng tăng nhanh trở lại, ở cả quốc gia đã tiêm chủng cao

Tại một số quốc gia, virus đang bùng phát trở lại trong khi một số nước tiêm chủng sớm bắt đầu chứng kiến sự suy giảm hiệu quả của vắc xin. Nhiều quốc gia đã ra lệnh đóng cửa nhà hàng, tiệm làm tóc. Đến trường vẫn là điều ‘xa xỉ’ với học sinh, sinh viên. Thậm chí, nhiều người còn không được ra ngoài đường sau 8 giờ tối.

Virus đang bùng phát trở lại ở nhiều nước như Anh, Nga, Singapore khi mà số ca nhiễm đang tăng nhanh trở lại.

Anh là đất nước thực hiện tiêm chủng sớm nên đã dỡ bỏ hầu hết hạn chế. Song, từ cuối tháng 7 tới nay, nước này đang phải chứng kiến sự gia tăng về số ca nhiễm cao khủng khiếp. Tới hiện tại, số ca nhiễm vẫn ở mức 40.000 ca trở lên và chưa có dấu hiệu chững lại.

Tại Đức, hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 số ca nhiễm giảm mạnh. Tuy nhiên, dạo gần đây, nước này đang ghi nhận xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Tại những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp thì tình hình vô cùng tồi tệ. Điển hình là Nga, số người qua đời ở mức kỷ lục với hơn 1.000 ca trong ngày 23/10. Cũng vào hôm 23 này, Nga ghi nhận gần 38.000 ca nhiễm mới. Thủ đô của Nga là Moscow còn phải thực hiện một đợt phong tỏa mới.

Còn tại Romania, số ca nhiễm cao tới mức đã hết giường chăm sóc đặc biệt.

Trung Quốc và Australia cũng đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới vì sự xuất hiện của biến chủng Delta. Điều đó khiến những đất nước vốn theo đuổi chính sách ‘zero covid’ này bị lung lay và dần chuyển sang xu hướng sống chung.

Ở Mỹ, các đợt bùng phát nghiêm trọng từ mùa hè cũng đang lắng dần xuống. Trong khi đó, chính phủ đang nhanh chóng tiêm mũi tăng cường cho người dân để cố gắng ngăn chặn đợt bùng phát mới trong mùa đông.

hình ảnh

'Mùa hè tự do' đã kết thúc ở nhiều nước. Ảnh: Internet

Vắc xin đóng vai trò quan trọng nhưng nó không phải là tất cả

Sự ra đời của vắc xin khiến nhiều người mừng ‘rơi nước mắt’ khi đến hiện tại, đây vẫn là công cụ mang lại hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng nặng và nguy cơ qua đời. Song, nó chẳng phải là thứ ‘công cụ hoàn mỹ’ khi không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được sự lây nhiễm.

Mặt khác, hiệu lực của vắc xin cũng đã được giới chuyên gia công nhận là có thể giảm dần theo thời gian. Điều này khiến bức tranh toàn cảnh về nCoV trở nên phức tạp hơn hẳn so với cách đây 1 năm. Bởi, khi ấy còn chưa có sự hiện hữu của biến chủng ‘đáng gờm’ mang tên Delta.

Nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet (Viện Pasteur, cố vấn y tế cho chính phủ Pháp) nhận định: Thời tiết lạnh hơn, hiệu quả của vắc xin suy giảm và khoảng cách trong tỷ lệ tiêm chủng chính là thứ gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến của virus. 3 – 6 tuần tới là thời gian quan trọng.

Ngay tại các quốc gia tiêm phòng sớm như Israel, Mỹ và Anh đang chứng kiến sự suy giảm dần hiệu quả của vắc xin. Lúc này, những biện pháp như khẩu trang, giấy chứng nhận miễn dịch hoặc giới hạn số người trong các buổi tụ tập dường như đang mang lại hiệu quả tốt hơn.

hình ảnh

Vắc xin vẫn cần kết hợp với các biện pháp như khẩu trang và khoảng cách. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Còn tại các nước mà các công dân từ chối tiêm vắc xin thì đối mặt với tình huống tồi tệ nhất.

Trước đó, vào ngày 19/7, Thủ tướng Anh đã dỡ bỏ hầu hết lệnh cấm liên quan tới nCoV. Cũng từ đó, Anh trở thành phòng thí nghiệm của thế giới về việc ứng phó với virus chỉ dựa vào vắc xin.

Tuy nhiên, tiêm chủng cho đối tượng thanh thiếu niên chậm chạp dẫn tới sự bùng nổ các ca bệnh. Chính phủ Anh trong tuần này bắt đầu mở rộng việc chích ngừa cho đối tượng từ 12 – 15 tuổi.

Đồng thời, Anh cũng như Mỹ đang nỗ lực triển khai việc tiêm mũi nhắc lại cho người già và đối tượng dễ bị tổn thương.

Song, nhiều nhà khoa học cho rằng bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Lúc này, Anh cần khôi phục lệnh đeo khẩu trang ở chỗ đông người và thực hiện ‘hộ chiếu vắc xin’ với những người muốn tham gia sự kiện lớn. Đồng thời, nên làm việc trực tuyến nhiều hơn.

Bruce Aylward (Cố vấn cao cấp của WHO) nói: ‘Vắc xin là một phần quan trọng để ngăn chặn virus. Song, vắc xin chỉ là 1 trong số các biện pháp khác như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang’.

Tại Australia, nước này cũng đang phải vật lộn với biến chủng Delta từ hồi tháng 6. Úc cũng là đất nước phải thực hiện phong tỏa lâu nhất thế giới nhằm thực hiện chiến lược ‘zero covid’. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực khó khăn, nước này cũng đã chấp nhận từ bỏ và chuyển sang sống chung với virus.

Singapore cũng là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt mức 80% nên đã quyết định mở cửa trở lại. Vậy mà ngay sau khi một số hạn chế được nới lỏng vào tháng 8, nước này bắt đầu chứng kiến sự gia tăng của các ca nhiễm. Vào tuần trước, nước này đã quyết định duy trì biện pháp hạn chế trong 1 tháng nữa. Đồng thời, các chuyên gia trong nước cũng đưa ra cảnh báo rằng làn sóng hiện tại có thể gây ra những thách thức vớ hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ.

Để giúp các nước tăng cường khả năng ứng phó với đợt bùng phát mới, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cho phép tiêm mũi tăng cường với Morderna và Johnson & Johnson vào hôm 20/10 vừa qua.

Để đối phó với virus, cần kết hợp vắc xin với việc duy trì các biện pháp

Italy, Đức và Pháp là những quốc gia đang áp dụng kết hợp cả vắc xin và khẩu trang, xét nghiệm nhằm tránh nguy cơ phải phong tỏa. Người dân Ý bắt buộc phải có giấy chứng nhân tiêm chủng mới được vào nhà hàng, nhà hát và phòng tập. Còn với Đức, ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh chỉ phục vụ những người đã tiêm đủ hoặc khỏi bệnh.

Tại Bulgaria – một đất nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất Liên minh châu Âu cũng đang áp dụng biện pháp này và nó cũng đang chứng minh mang lại hiệu quả.

Mới đây, Thủ tướng Italy đã chỉ trích cách tiếp cận lỏng lẻo của Anh. Vì Anh đã bỏ qua mọi sự thận trọng nên đang phải đối mặt với hậu quả là số ca nhiễm tăng khủng khiếp. Người đứng đầu chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO cũng dự đoán rằng: Anh và các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao khác sẽ chứng kiến số ca nhiễm tiếp tục tăng, nhất là khi mọi người thường xuyên tụ tập trog nhà vào mùa đông.

Latvia – một quốc gia có khoảng một nửa dân số vẫn chưa được tiêm chủng vẫn đang áp dụng hạn chế nghiêm ngặt với cả những người đã tiêm.

Nói về điều này, Thủ tướng Latvia cho hay: ‘Cho tới nay, mọi nỗ lực của chúng tôi vẫn chưa đủ. Tôi xin lỗi những người đã được tiêm chủng vì thật không công bằng khi chúng ta phải mang gánh nặng này do những người khác chưa chích ngừa. Tuy nhiên, nếu không áp dụng các biện pháp hạn chế, chúng ta cũng sẽ phải gánh chịu’.

Đây là các thông tin mà báo chí đã đăng tải, mọi người có thể xem. Nhưng phải công nhận rằng chỉ mỗi vắc xin thôi là chưa đủ đâu mọi người.

Ở Việt Nam mình, các biện pháp hạn chế nới lỏng dần, tỷ lệ người tiêm cũng tăng lên. Do đó, có không ít người mang tâm lý chủ quan, nghĩ mình tiêm rồi là ổn rồi, không sao cả. Thế nên mới có chuyện bỏ qua các biện pháp phòng virus. Nhưng mọi người cần nhớ rằng có rất nhiều nước tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng vì ‘gần nhau’ quá sớm, bỏ qua khẩu trang mà giờ đang phải lãnh hậu quả đó.

Nguồn: Tổng hợp