Tầm này, những câu chuyện về gia đình này gia đình kia có kết quả dương tính với nCoV thực ra cũng không còn xa lạ, nhất là với người dân Sài Gòn.

Tuy nhiên, những câu chuyện về gia đình đông người vượt qua cơn hoạn nạn này ngay tại nhà có lẽ sẽ truyền cảm hứng tích cực cho mọi người trong thời điểm này. Bởi, hành trình chiến thắng ‘cô vít’ chưa bao giờ là dễ dàng cả.

Đó cũng là những gì mà câu chuyện của gia đình chị Lê Thị Mai Thanh – gia đình 3 thế hệ với 15 người cùng sinh sống. Câu chuyện này vừa được chị Mai chia sẻ với báo chí đó mọi người. Mong rằng mọi gia đình đều có thể vượt qua và không có đau thương nào tiếp diễn nữa.

hình ảnh

Do thành ổ dịch nên lối vào con hẻm nhỏ bị rào cứng. Ảnh: VNN

Cả gia đình 15 người trong con hẻm nhỏ liên tục có kết quả dương tính

Gia đình chị Mai Thanh sống ở con hẻm 239/93/23 Trần Văn Đang, phường 11, quận 3. Nơi này vốn bình thường vẫn đầy ắp tiếng cười nhưng từ hồi dịch bùng phát, 15 người cả lớn bé đều ở yên trong nhà, con hẻm cũng trở nên vắng lặng. Mọi người trong đại gia đình liên lạc, thông báo tình hình qua goup chat chứ không còn tụ tập nữa.

Sài Gòn trở thành ‘tâm dịch’ lớn nhất của cả nước, khắp nơi đâu đâu cũng có ca dương tính. Con hẻm nhà chị Mai Thanh cũng không tránh khỏi khi trở thành ổ dịch, F0 chỗ nào cũng có. Sau nhiều ngày cầm cự, gia đình chị Mai Thanh cũng nhiễm bệnh.

Ban đầu, chồng và anh rể chị có dấu hiệu hôm 26/8 nên đã làm test nhanh đều cho kết quả dương tính. Vì thế, hai người được đưa vào một phòng cách ly riêng. Những thành viên khác trong nhà cũng chuẩn bị sẵn tinh thần vì khả năng lây nhiễm cao. Các loại thuốc, máy đo SpO2, bình oxy… được những người đang khỏe mạnh chuẩn bị sẵn để chiến đấu với ‘cô vít’.

hình ảnh

Các thành viên trong gia đình tự cách ly với nhau để giữ an toàn. Ảnh: VNN

2 ngày sau, mẹ và dượng và những người khác trong nhà lần lượt dương tính chỉ còn lại chị và một người cháu âm tính. Trong số 13 người dương tính ấy, chị Thanh lo nhất mẹ và con trai. Bởi, mẹ chị thì có bệnh nền cao huyết áp còn cậu con trai thì nhỏ quá, mới chỉ 8 tháng tuổi.

Vì vẫn âm tính nên chị Thanh và cháu ở riêng 1 phòng. Mỗi ngày chị chỉ có thể thấy mọi người qua camera an ninh hoặc gọi video.

‘Khi cả nhà gần như dương tính, tôi có gọi cho Trung tâm y tế phường. Song có lẽ vì quá tải nên phải 5 ngày sau mới có người xuống kiểm tra và phát cho 3 túi thuốc’, chị Thanh nhớ lại.

hình ảnh

Mọi người cố gắng tập thể dục cùng nhau để nâng cao sức đề kháng. Ảnh: VNN

Mặc dù rất hoảng loạn nhưng chị biết ngành y tế cũng đang quá tải. Do đó, chị Thanh nhờ tới sự tư vấn online của các bác sĩ. Sau khi nghe về tình hình của gia đình, bác sĩ khuyên cả nhà nên bình tĩnh, giữ tinh thần lạc quan nên mọi người cũng yên tâm hơn.

Cả gia đình cũng xác định cùng nhau chiến đấu với bệnh tật, mọi người tự phân công nhan làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp. Rảnh rỗi, mọi người cùng nhau tập thể dục và xông tinh dầu.

Lạc quan nhưng không được chủ quan vì chỉ cần lơ là một chút là có thể mất người thân

Chị Thanh kể lại: 7 ngày đầu của gia đoạn bệnh là quan trọng nhất. Do đó, ai có triệu chứng gì sẽ uống thuốc trị triệu chứng đó. Ho thì uống thuốc ho, sốt uống thuốc hạ sốt và nhớ là cần súc miệng nước muối thường xuyên.

Theo chị Thanh, trong giai đoạn này mọi người cần chú ý tới oxy. Vì một khi oxy hạ thì kinh khủng lắm. ‘Nếu không biết cách xử lý thì chỉ vài phút thôi là có thể không giữ nổi người thân nữa rồi’, chị Thanh nói.

Dù moi người vẫn nhắc nhau cẩn thận song sau một đêm, ba chị Thanh bất ngờ trở nặng. Nồng độ SpO2 tụt nhanh khiến ông không thể thở được. Mọi người trong nhà vô cùng sợ hãi, người chạy đi lấy bình oxy, người thực hiện biện pháp cấp cứu… May mắn, cuối cùng ba chị cũng thoát khỏi nguy hiểm.

‘Lúc đó, tôi vẫn còn âm tính nên chỉ nhìn được ba qua camera, hình ảnh ấy khiến tim tôi thắt lại. Tôi lo lắng tột độ mà chẳng biết phải làm sao. Cũng may, nhà tôi đã chuẩn bị oxy trước nếu không chắc ba tôi khó mà qua khỏi’, giờ này khi nhớ lại giây phút ấy chị Thanh vẫn còn sợ hãi.

hình ảnh

Cũng may, sua đó ba chị đã vượt qua được và đã khỏe lại. Ảnh: VNN

Chị rất lo cho cậu con trai mới 8 tháng tuổi nhưng may mắn cu cậu chỉ dương tính 5 ngày, có bỏ bú và hơi sốt thôi. Điều đó cũng khiến chị yên tâm phần nào.

Ngày thứ 10, chị Thanh và cháu cũng dương tính. Chỉ có điều, lúc này mọi người trong nhà cũng đã dần khỏe lại rồi nên chị bình tĩnh hơn. Mỗi ngày, mọi người trong nhà đều nhắn tin cổ vũ tinh thần, cùng nhau cố gắng.

Sau 20 ngày, cả gia đình chị hoàn toàn thoát khỏi bệnh, 15 người đều âm tính. ‘Nhà tôi đã chiến đấu kiên cường, ngoài vũ khí là thuốc và máy móc hỗ trợ được chuẩn bị sẵn, chúng tôi còn có tinh thần thép. Có thế mới thắng được con ‘cô vít’ chết người này’, chị Thanh tâm sự.

hình ảnh

May mắn rằng giờ này mọi người đều đã khỏe lại. Ảnh: VNN

Giờ này, khi mọi người trong nhà đều đã khỏe lại, đang trong giai đoạn hồi phục, chị Thanh vẫn còn hơi hoảng hốt khi nghĩ lại khoảnh khắc trở nặng của ba mình. Chị bảo, mọi người lạc quan nhưng không được chủ quan. Hãy đo SpO2 thường xuyên, để ý tới người lớn tuổi trong nhà, có gì bất thường phải hỗ trợ ngay. Bởi ‘chỉ cần 1 phút lơ là, chủ quan là chúng ta có thể mất đi người thân’, chị khuyến cáo mọi người.

Đại dịch lần này, chúng ta đã mất mát quá nhiều rồi. Vì thế, mọi người hãy lạc quan để điều trị bệnh nhưng cũng phải đặc biệt chú ý tới tình trạng của bản thân và người trong nhà. Với ‘cô vít’, chúng ta chẳng thể nói trước được điều gì, nhất là trước biến thể Delta nguy hiểm như vậy. Đã có không ít ca qua đời do trở nặng nhanh quá khiến mọi người không kịp trở tay rồi.

Mong rằng, qua câu chuyện của chị Thanh được báo chí đăng tải sẽ tiếp thêm sức mạnh. Đồng thời, rút ra bài học cho bản thân. Vì một ngày Việt Nam ‘sạch bóng cô vít’

Nguồn: Tổng hợp