Trước kia thì mọi người chỉ biết tới đột quỵ là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi thôi. Tuy nhiên bệnh đó giờ trẻ hóa rồi, có người thậm chí còn trẻ măng cũng bị đột quỵ không qua khỏi. Bệnh này nguy hiểm lắm, hầu hết là không phát hiện kịp thời nên ra đi rất nhanh.

Nếu biết rõ được thời điểm nào có nguy cơ xảy ra đột quỵ thì sẽ giúp được chúng ta tránh khỏi những kết quả đáng tiếc. Theo thông tin báo chí đăng tải thì có 1 nghiên cứu mới đây đã chỉ ra vào 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày chúng ta sẽ có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao tới 80% so với các khung giờ khác.

Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não của chúng ta bị tắc nghẽn. Não bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng sẽ gây hậu quả tế bào não bắt đầu sẽ ngừng trệ trong vòng vài phút.

Có rất nhiều dạng đột quỵ, phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, ngoài ra còn có đột quỵ do huyết khối, tắc mạch hoặc xuất huyết, do thiếu máu thoáng qua.

Thông tin về thời điểm thường xảy ra đột quỵ được đăng tải trên báo chí như sau

hình ảnh

Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não bị tắc nghẽn. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Thời điểm trong ngày có nguy cơ cao xảy ra đột quỵ

Theo thông tin từ hiệp hội Tim mạch Mỹ công bố kết quả một nghiên cứu gần đây về đột quỵ cho thấy: Một người có nguy cơ bị đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm cao hơn gần 80% so với thời gian còn lại trong ngày.

Trong khoảng từ 6h sáng đến 12h trưa, tất cả các loại đột quỵ có xu hướng tăng 49%, tương đương với mức tăng 79% so với nguy cơ bình thường của 18 giờ còn lại trong ngày nha mọi người.

Ngược lại, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy số lần đột quỵ xảy ra từ nửa đêm đến 6 giờ sáng giảm 35% so với 18 giờ khác trong ngày.

Các nhà nghiên cứu lý giải: Nguy cơ đột quỵ tập trung vào khung giờ buổi sáng là minh chứng cho ''sự thay đổi trong chu kỳ sinh học'', có nghĩa là nguy cơ đột quỵ thay đổi dựa trên sự thay đổi nhịp sinh học chu kỳ 24h giờ của cơ thể.

Nguy cơ khác nhau giữa các dạng đột quỵ

Nghiên cứu cũng phát hiện ra, một số dạng đột quỵ có sự thay đổi chu kỳ sinh học hơn những dạng khác, nhưng nhìn chung, tất cả các dạng đều có nguy cơ cao xảy ra vào buổi sáng.

Nhóm nghiên cứu viết: ''Dữ liệu vẫn rất nhất quán giữa các dạng đột quỵ khác nhau và chỉ ra rằng, đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết và thậm chí là các cơn thiếu máu thoáng qua, nguy cơ xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12h trưa lần lượt là 89%, 52% và 80% - cao hơn đáng kể so với mức trung bình".

Một nghiên cứu khác cũng từng chỉ ra nguy cơ đột quỵ là khác nhau tùy thuộc vào việc chúng ta đang làm việc hay nghỉ ngơi.

Ví dụ, dạng đột quỵ phổ biến nhất do thiếu máu cục bộ sẽ thường tập trung đỉnh điểm từ 6h đến 8h sáng trong ngày làm việc nhưng lại chuyển sang khung giờ 8h đến 10h sáng đối với ngày nghỉ.

Các nhà khoa học lưu ý: Đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn trong khoảng 2h sau khi tỉnh dậy so với bất kỳ thời gian nào khác trong ngày.

Các biện pháp ngăn ngừa đột quỵ vào buổi sáng

Theo các chuyên gia, huyết áp cao được coi là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra đột quỵ nên điều chỉnh huyết áp chính là chìa khóa để ngăn ngừa đột quỵ nha mọi người.

Một nghiên cứu kết luận rằng: Uống thuốc huyết áp trước khi đi ngủ có thể giúp giảm một nửa nguy cơ đột quỵ. Biện pháp này cũng giúp giảm 34% nguy cơ đau tim và 42% nguy cơ suy tim đó mọi người.

Ngoài ra, cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, căng thẳng kéo dài và tập thể dục đều đặn.

hình ảnh

Điều chỉnh huyết áp chính là chìa khóa để ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị không thể áp dụng cho tất cả mọi người được vì thế chúng ta cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và rõ hơn nha.

Thông tin này mình tham khảo được trên báo thấy rất hay nên chia sẻ để mọi người biết được những khung giờ nào trong ngày cần đặc biệt chú ý, đề phòng đột quỵ nha. Bệnh này không đơn giản đâu ạ, bây giờ còn trẻ hóa nữa nên mọi người cứ cẩn thận thì hơn nha.

Nguồn tổng hợp