F0 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam được cho cách ly tại nhà nếu không có triệu chứng nghiêm trọng. Việc này nhằm giảm tải cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, nó cũng khiến người bệnh gặp khó khăn vì không biết rằng mình điều trị bao lâu, cách ly bao ngày thì có thể ‘tái hòa nhập cộng đồng’, sống chung cùng mọi người trong nhà.

Rất nhiều người có cùng thắc mắc này nên chuyên gia đã chia sẻ câu trả lời trên báo chí. Mọi người muốn biết thì cũng theo dõi dưới đây nhé.

hình ảnh

Nhiều F0 đang cách ly tại nhà, ảnh minh họa, internet 

Cụ thể trường hợp của chị Ngân Thúy ở Bình Dương là ví dụ điển hình. Đặt câu hỏi với chuyên gia trên báo chí, chị Thúy cho biết: Con trai chị năm nay 17 tuổi, mắc nCoV. Theo chỉ thị, con trai chị Thúy được tự cách ly, điều trị tại nhà. Sau 10 ngày vẫn còn dương tính. Nhưng 8 ngày sau đó đã âm tính khi test nhanh. Sau đó, con trai chị tiếp tục cách ly thêm mấy tuần, tới nay đã cách ly tổng cộng 34 ngày kể từ khi mắc bệnh. Song chị vẫn băn khoăn không biết rằng sau 34 ngày thì cậu con trai đã tái hòa nhập, sống cùng gia đình được chưa, có còn nguy cơ lây lan không.

Trả lời về vấn đề này, BS. Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1, TP. HCM) cho hay: Thông thường, khi test nhanh xong âm tính thì nên cách ly thêm một thời gian nữa. Bởi, mọi người sợ test nhanh không thể phát hiện được virus khi nồng độ còn ở mức thấp. Tuy nhiên, nồng độ virus thấp có nghĩa là sẽ sớm âm tính trong kết quả PCR. Trường hợp của con trai chị Thúy đã cách ly nhiều tuần sau khi test âm tính. Tới giờ đã là 34 ngày kể từ khi phát bệnh là quá lâu rồi, hoàn toàn an toàn khi hòa nhập với gia đình.

Bên cạnh đó, BS. Khanh cũng nhận định: F0 sau khi khỏi bệnh thì còn an toàn hơn những người đã chích ngừa đủ 2 mũi. Do đó, không còn khả năng lây bệnh cho người nhà nữa.

Theo các chuyên gia, F0 khi điều trị tại nhà nếu có kết quả xét nghiệm N14 âm tính thì có thể kết thúc cách ly điều trị. Còn nếu kết quả xét nghiệm N14 dương tính với giá trị 230 và không có triệu chứng thì cần tiếp tục cách ly và điều trị tại nhà, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm 7 ngày cho tới khi có kết quả âm tính.

hình ảnh

F0 cần cách ly tại nhà đủ thời gian. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Sau khi nhiễm nCoV bao lâu thì cơ thể sẽ có kháng thể và người đã khỏi rồi thì có khả năng nhiễm bệnh lại nữa không?

Theo các chuyên gia, quá trình sản sinh miễn dịch cần có thời gian ít nhất là 1 tuần hoặc muộn hơn, tùy theo cơ địa của từng người. Điều này cũng tương tự như thời gian từ khi tiêm vắc xin đến khi bắt đầu có kháng thể đặc biệt.

Khoảng thời gian này còn được gọi là ‘giai đoạn cửa sổ’. Nó được tính kể từ khi nhiễm mầm bệnh đến khi có thể gián tiếp phát hiện ra mầm bệnh thông qua việc xét nghiệm tìm kháng thể mà người đó tạo ra để chống lại virus.

Hiện nay, việc xét nghiệm để tìm kháng thể kháng virus cũng đã được bắt đầu áp dụng để phát hiện người nhiễm nCoV. Thế nhưng, đây chỉ là bằng chứng gián tiếp. Hơn nữa, xét nghiệm này cũng cần phải qua giai đoạn ‘cửa sổ’ rồi mới phát hiện được.

Đối với những người đã từng dương tính thì khả năng nhiễm lại còn tùy thuộc vào từng điều kiện nhất định, rất khó để khẳng định chắc chắn được rằng người đó có tái nhiễm được không.

Nếu cơ thể người mắc tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hay quai bị thì sẽ không bị lại. Chỉ có điều, vẫn chưa thể khẳng định được vì vẫn có các trường hợp tái dương tính, bị lây nhiễm lại.

Trường hợp miễn dịch không bền vững, giai đoạn đầu mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đủ cao để không bị nhiễm. Song, theo thời gian, lượng kháng thể đặc hiệu này dần giảm bớt và mất dần đi thì vẫn có thể bị tái nhiễm như thường. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc xin để khôi phục khả năng chống virus.

Đó là lý do vì sao mà ngay cả khi bạn đã nhiễm bệnh và khỏi bệnh thì vẫn được các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin. Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp tối ưu nhất để giảm sự rủi ro trong đại dịch.

Đây là những thông tin do các chuyên gia chia sẻ được đăng tải trên báo chí. Mong rằng thông tin này sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của mọi người về thời gian cách ly của F0 nhé.

Nguồn: Tổng hợp