Các chị ơi, hóa ra nhịn tiểu không tốt mà buồn tiểu đi ngay cũng không được đâu nhé. Trước giờ em cứ "buồn" là đi ngay vì thấy căng tức khó chịu và sợ để lâu vỡ quàng quang, hại thận. Thế nhưng hôm nay đọc được một bài báo khá hữu ích, chắc phải từ bỏ thói quen này thôi các chị ạ.


webtretho


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Bài báo nói về trường hợp của một bệnh nhân tên H.T.V (43 tuổi, Hà Nội). Anh này thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và những lúc như vậy anh thường đi tiểu luôn. Cứ khoảng 20 - 30 phút anh V sẽ đi tiểu một lần, thậm chí ban đêm còn dậy đi tiểu 6 - 7 lần khiến cho ngày hôm sau của anh V rất mệt mỏi. Lâu ngày, anh V không còn muốn đi ra ngoài hay đi chơi đâu vì sợ mắc tiểu mà không có chỗ "giải quyết".


Càng về sau, số lần mắc tiểu của anh càng nhiều và gây ảnh hưởng tới cuộc sống nên anh V đã tới bệnh viện để kiểm trả. Sau khi thăm khám, bác sĩthấy chức năng gan, thận, đường tiết niệu của anh hoàn toàn bình thường.


Tuy nhiên, sau khi đo dung tích bàng quang với lượng nước tiểu tồn dư bàng 0ml, dung tích bàng quang khi căng tiểu là 47ml, trong khi đó, người bình thường bàng quang chứa từ 300-500ml là ngưỡng để có kích thích dẫn đến buồn tiểu.


Theo đó, BS Bùi Cảnh Vin (Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Medlatec) cho biết, dung tích bàng quang của anh V chỉ chứa 47ml đã có kích thích buồn tiểu (chỉ bằng 1/6 người bình thường) là do anh đã mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt.


Bàng quang tăng hoạt là gì?



Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, gây ra cảm giác buồn tiểu đột ngột. Khi này, sẽ cần phải đi tiểu ngay vì cố nhịn sẽ gây ra són tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm...


Tuy bàng quang tăng oạt không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, trong cuộc sống.


Nguyên nhân dẫn tới hội chứng bàng quang tăng hoạt



Nguyên nhân bệnh đến do anh V có thói quen quá chăm chỉ đi tiểu. Anh V thường đi tiểu ngay khi chỉ mới có cảm giác "buồn nhẹ". Cũng giống nhiều người, anh V nghĩ đi tiểu ngay khi "buồn" là tốt cho thận nhưng thực tế lại khác. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho bàng quang chứ không phải thận, nó sẽ làm kích thích bàng quang, gây suy giảm chức năng bàng quang.


webtretho


Ảnh: Internet


Biểu hiện khi bàng quang tăng hoạt



- Tiểu gấp, thường có cảm giác muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và cần phải đi tiểu ngay.


- Bị són tiểu nếu không tới nhà vệ sinh kịp


- Đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần/ ngày), đi tiểu nhiều vào ban đêm


Biện pháp điều trị



Đây là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng vẫn có thể tái phát. Việc điều trị cần được phác đồ từ bác sĩ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.


Bệnh nhân cần ghi chép số lần đi tiểu và tập nhịn tiểu, học cách kiềm chế và kiểm soát tiểu gấp.


Đồng thời, phải kiêng các chất kích thích buồn tiểu như cà phê, rượu, bia, nước ngọt, trà, thuốc lá...


Trong trường hợp đã luyện tập mà không được thì sẽ phải nhờ sựu can thiệp ngoại khoa, nặng nhất là phảiphẫu thuật.


Cách phòng ngừa


- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, không nên uống quá ít hay quá nhiều vì nó đều gây kích ứng bàng quang, kích thích cảm giác buồn tiểu, gây mất kiểm soát


- Chia đều lượng nước cần uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống trong bữa ăn, uống thành từng ngụm.


- Hạn chế những loại thức uống gây tiểu nhiều như cà phê, nước ngọt, trà, nước tăng lực, rượu, bia...


- Khi buồn tiểu không nên đi ngay mà có thể chờ thêm 15 phút rồi hẵng đi. Mỗi ngày nên đi tiểu từ 5 - 7 lần là tốt nhất.


- Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiểu nóng, nước tiểu có màu lạ, tiểu quá nhiều, tiểu quá ít, nước tiểu ít, có mùi nồng, tiểu són, không kiểm soát được... thì nên đi khám để được phát hiện bệnh sớm nhất.


Nguồn: Tổng hợp