Các chị trong đây chị nào không may gặp vấn đề gì về răng miệng cũng đừng chủ quan nhé! Em thấy có nhiều không coi trong mấy bệnh liên quan đến răng đâu, vì cho rằng bệnh vặt nên không chữa, đến khi nhận hậu quả thì đã quá muộn.

Như câu chuyện về một chàng trai em vừa đọc được trên báo mới đây nè, chỉ vì không chịu chủ quan mà cuối cùng phải nhổ cả hàm răng rồi đấy ạ.

Chàng trai trong cây chuyện trên là Tiểu Trần, ở Trung Quốc (tên bệnh nhân đã được thay đổi). Cách đây 2 năm, cậu đến bác sĩ khám với tình trạng sưng và đau nướu, sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết cậu bị bệnh nha chu. Nhưng vì nghĩ rằng bệnh viêm nha chu không có gì đáng ngại nên cậu đã từ chối điều trị.

Thế nhưng 6 tháng trở lại đây, Tiểu Trần lại thấy răng bị lung lay, sưng đau nướu nhiều lần, chảy máu khi đánh răng, cậu đã dùng thuốc kháng viêm nhưng không đỡ nên đã đi khám lại. Tại đây bác sĩ nói do xương ổ răng gần như không còn được bọc chắc chắn nữa đã khiến răng Tiểu Trần lung lay hàng loạt. Và để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ quyết định phải nhổ tất cả răng của anh. 

Đây đúng là bài học đắt giá cho những người coi thường bệnh răng miệng, mất cả hàm răng thì cuộc đời sẽ khổ sở lắm chứ không đùa được đâu các mẹ ạ

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Bệnh nha chu nguy hiểm thế nào?

Mắc bệnh nha chu không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười của bạn, mà còn có thể tác động tới sức khỏe nói chung như sau:

+ Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.

+ Vi khuẩn gây bệnh nha chu còn xâm nhập vào máu, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.

+ Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng/lạnh.

+ Khi chân răng lỏng lẻo, trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng.

hình ảnh

Hình minh họa, internet

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh nha chu

Nếu phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh nha chu dưới đây, bạn hãy đến cơ sở nha khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt:

- Chảy máu nướu khi có kích thích (lúc bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa)

- Nướu bị sưng đau, chảy mủ, lợi có màu đỏ hoặc tím nhạt.

- Hơi thở có mùi hôi, chân răng bị lộ

- Nướu bị rút, tụt lại, làm cho chân răng trông dài hơn bình thường

- Răng dịch chuyển hoặc ăn nhai yếu

- Khoảng cách giữa các răng lớn dần lên

-  Răng lung lay hoặc thậm chí rụng.

Làm thế nào để phòng bệnh nha chu?

- Cần chú ý đánh răng buổi sáng và trước khi đi ngủ đúng cách, súc miệng sau bữa ăn.

- Theo dõi các dấu hiệu ban đầu của bệnh nha chu để điều trị kịp thời.

- Xây dựng thói quen kiểm tra miệng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh (nếu có).

Nguồn: Tổng hợp