Từ hôm nghe tin dịch bệnh bùng phát ở Bệnh viện K mà em cứ lo lắng đứng ngồi không yên các mẹ ạ. Bà bác em cũng đang điều trị ung thư ở đó. Những bệnh nhân bị ung thư vốn sức khỏe và đề kháng đã yếu lắm rồi, giờ mà còn mắc thêm Covid-19 nữa thì tỉ lệ rủi ro là cao lắm. Cả nhà đều đang rất lo cho tình hình sức khỏe của bác ấy.

Bình thường bác em vẫn đi đi về về vì ở gần nhà. Giờ bị vậy rồi nên phải cách ly trong bệnh viện. Bác bảo bình thường về nhà thì ăn uống nghỉ ngơi vừa thoải mái lại tiết kiệm, chứ ở trong bệnh viện lâu ngột ngạt lắm. Nhưng cũng may sao qua bác gọi điện về nói là xét nghiệm lần 1 cả 2 vợ chồng đều âm tính (bác trai đi cùng chăm sóc). Mong rằng mọi người đều được bình an qua khỏi đợt dịch lần này các mẹ ạ.

hình ảnh

Ảnh: Bệnh viện K được phong tỏa từ sáng ngày 7/5. Ảnh: Ngọc Thành.

Nhắc đến bệnh viện K bị dịch ai cũng lo lắng và xót ra rồi. Sáng nay em còn đọc tin tức thấy thông tin về một bệnh nhân nữ mới 19 tuổi đang điều trị ung thư gan lại có kết quả dương tính nữa mọi người ạ.

Cô bé đang điều trị ở khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, chỗ bác em đang điều trị đấy ạ, có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV rồi.

Cô bé đang là học sinh trường Dự bị dân tộc nội trú, ở Việt Trì, Phú Thọ, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đến Bệnh viện K ngày 23/4, cô bé được chẩn đoán ung thư gan, hiện đang điều trị tại phòng 712, Khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy. Hiện tại thì cô ấy đang được cách ly tại Khu điều trị cách ly của Bệnh viện K. Đây là ca dương tính thứ 12 tại Bệnh viện K. Hiện tại thì cô bé chưa được Bộ Y tế ghi nhận nên xem như ca nghi nhiễm.

Cô bé đi cùng bố đẻ sinh năm 1957. Đặc biệt cô bé đó xin điều trị ngoại trú từ ngày 29/4 đến 3/5. Trong khoảng thời gian này cô bé cùng bố ở nhà trọ gần bệnh viện cùng người bác sinh năm 1968. Tuy nhiên trong 3 ngày từ 29/4 đến 1/5, cô gái sang nhà người thân ở Yên Hòa, Cầu Giấy. Ngày 2/5 thì quay lại viện điều trị và năm ở phòng 712.

Đến ngày 5/5 cô được thực hiện can thiệp nút mạch, sau đó được chuyển sang phòng 708. Ngày 6/5 cô được xét nghiệm sàng lọc Covid-19 lần 1 kết quả âm tính. Ngày 8/5, lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR thì kết quả dương tính vào lúc 5h sáng 9/5.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tình hình ở bệnh viện K đang như thế nào? Việc điều trị sẽ diễn ra ra sao?

Mới sáng nay, 10/5, BYT đã công bố thêm 2 ca covid 19 ở  Bệnh viện K cơ sở Tân Triều là người nhà chăm bệnh nhân tại Khoa Gan- Mật- Tụy, được lấy mẫu trong bệnh viện gồm: Bệnh nhân Đ.V.H, sinh năm 1961, địa chỉ ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc và Bệnh nhân L.V.T., sinh năm 1949, địa chỉ ở Kim Thành, Hải Dương.

Từ hôm phát hiện có ca bệnh (7/5) đến nay, bệnh viện K đã tiến hành phong tỏa toàn bộ, kích hoạt chống dịch ở mức cao nhất. Hiện bệnh viện đã phong tỏa cả 3 cơ sở, lấy mẫu xét nghiệm hơn 4.000 người bệnh và người nhà bệnh nhân, các cán bộ nhân viên y tế, người lao động. Đến nay, đã có 2.400 mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR cho kết quả âm tính Covid-19 rồi các mẹ ạ. Hi vọng rằng sẽ không còn thêm ca lây nhiễm nào nữa. Bệnh nhân ung thư họ đã khổ sở lắm rồi, sức khỏe đã yếu lắm rồi,  mong rằng tất cả đều bình an vượt qua đợt bệnh dịch này.

Bộ Y tế cũng đã yêu cầu tất cả những người từng đến bệnh viện K phải làm các xét nghiệm Covid-19. Địa phương thì rà soát lại những người đã từng đến bệnh viện K từ ngày 22/4 đến ngày 6/5 và tiến hành  kế hoạch cách ly, xét nghiệm phù hợp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng.

Nghe tin bệnh viện K phong tỏa mà ai cũng hoang mang, lo lắng các mẹ ạ, đặc biệt là những bệnh nhân điều trị ngoại trú. Các bác sĩ thì khuyến cáo người bệnh vừa phải tuân theo phác đồ điều trị lại vừa phải chủ động thực hiện khuyến cáo phòng chống dich nghiêm ngặt. Những bệnh nhân bi ung thư vốn hệ miễn dịch và sức đề kháng đã rất yếu nên việc điều trị thêm Covid – 19 sẽ là vấn đề đáng lo ngại với những người có bệnh lý nền này. 

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tuân thủ đúng nguyên tắc phòng dịch thì toàn bộ người bệnh ngoại trú không thể đến Bệnh viện K trong thời gian đang phong tỏa này. Để khắc phục việc chậm trễ cho người bệnh nếu 2-3 tuần không điều trị thì các bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ liên hệ hướng dẫn người bệnh và phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ đang điều trị. Tất cả sẽ cố gắng đảm bảo theo mục tiêu kép là: “Vừa khoanh vùng dập dịch nhanh chóng; vừa đảm bảo hiệu quả điều trị cho tất cả người bệnh”.

Nguồn tổng hợp