Ôi các mẹ ơi, sáng nay em mở điện thoại ra đọc báo mà sợ luôn vì lại có thêm 1 trường hợp bé 4 tuổi qua đời vì bệnh bạch hầu là bé V ở xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Nguy hiểm quá các mẹ ạ, vậy là trong vòng khoảng 1 tháng đã có 3 trẻ qua đời vì bệnh bạch hầu rồi. Đây là bệnh ác tính có tốc độ phát triển nhanh nên tất cả mọi người phải cẩn thận nhé, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo phòng tránh rồi.

Cụ thể là hôm 28/6 thì bé V.có bị sốt nhưng người nhà chỉ tự mua thuốc cho (Trước đó, bé đã đến thăm người thân ở Kon Tum) . Tuy nhiên, đến hôm 3/7 thì bé bị nặng quá nên gia đình mới đưa bé tới Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa để khám. Kết quả, các bác sĩ chẩn đoán bé V bị áp xe amidan thành họng. Sau đó, bé được chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Gia Lai để điều trị.

Tại đây, các bác sĩ tiến hành khám và cho ra kết quả bé bị áp xe amidan, thanh quản có giả mạc, viêm phổi và nghi nhiễm bạch hầu nên đã lấy mẫu bệnh phẩm để gửi tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Tới ngày 4/7, Viện Dịch tễ cho kết quả bé dương tính với bạch hầu. Tuy bác sĩ đã tiến hành điều trị nhưng bệnh tình của bé V quá nặng, chỉ sau một ngày phát hiện bệnh, sức khỏe yếu nên đến sáng 5/7, bé đã qua đời.

Trước đó, khi biết bé V dương tính với bệnh bạch hầu thì Sở Y tế Gia Lai cũng lấy mẫu bệnh phẩm của 26 người tiếp xúc gần vứi bé V. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 9 người dương tính. Trong đó có cha, mẹ và họ hàng, người cùng làng với V.

Đặc biệt, bé V. đã được tiêm phòng đầy đủ các mũi bạch hầu nhưng vẫn nhiễm bệnh và qua đời khiến mọi người hết sức lo lắng.

Sau vụ việc của bé V, có thêm 9 trường hợp nhiễm bệnh bao gồm cả cha, mẹ, họ hàng, người quen của bé 4 trong số đó là trẻ em. Mọi người đều đã được chuyển lên điều trị Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, hiện sức khỏe đều ổn.

Như vậy, tính tới nay đã có 35 trường hợp dương tính với bạch hầu. Trong đó đã có 3 trường hợp qua đời đều là trẻ em, cao nhất là 13 tuổi.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chuyên gia chỉ ra 'lỗ hổng' ít ai ngờ

Theo TS. Đặng Thanh Huyền (Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia) cho biết: Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nó từng là ‘nỗi ám ảnh’ của rất nhiều nước trên thế giới như Nga, Ucraina, Tây Ban Nha, Mỹ…

Việt Nam cũng từng có dịch bạch hầu bùng phát nhưng từ năm 1981 tới nay khi trẻ được tiêm ngừa vắc xin thì số ca mắc giảm mạnh, thậm chí có năm còn không có ca nào. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây bệnh bạch hầu đang quay trở lại, chủ yếu xuất hiện ở một số tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên. Đây là những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. Như ở Tây nguyên, tỷ lệ tiêm chủng trong năm 2019 chỉ đại 85% trong khi đạt được miễn dịch cộng đồng thì cần tới 95%.

Lý do là vì người dân nơi đây vẫn còn nhiều người chưa nhận rõ được tầm quan trọng của vắc xin. Vậy nên ‘có những trường hợp chúng tôi mang vắc xin tới tận nơi nhưng người dân vẫn không đưa con họ tới tiêm’, ông Hà Văn Hùng (Phó giám đốc Sở Y tế Ðắk Nông) cho biết.

Bên cạnh đó, vì triệu chứng của bệnh bạch hầu rất giống với các bênh hô hấp khác như viêm họng nên thường bị chẩn đoán nhầm. Bởi vậy, nếu bé nào có hệ miễn dịch yếu thì nguy cơ bị biến chứng là rất cao.

Hiện nay, tỷ lệ t.ử vong của bệnh bạch hầu đạt 5 – 10% với 3 biến chứng nghiêm trọng nhất là: tổn thương tim gây viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim, nhiễm độc thần kinh, biến chứng hô hấp gây chít hẹp đường thở.

Theo TS. Huyền, hiện nay mọi người đang rất chủ quan vì cho rằng bệnh này chỉ lây nhiễm cho trẻ nhỏ. Bằng chứng là đã có trường hợp người già, nam thanh niên và người trong độ tuổi trung niên mắc bệnh.

Một chương trình tiêm chủng mở rộng đánh giá huyết thanh với nữ trong độ tuổi sinh nở tại Hải Dương được tiến hành gần đây đã cho ra kết quả: Có tới 90% số người không hề có kháng thể phòng bệnh bạch hầu.

Những trường hợp đã mắc bệnh, hầu như là không tiêm vắc xin hoặc là tiêm không đủ, có trường hợp tiêm 3 – 4 mũi rồi vẫn mắc. Nguyên nhân là do ‘miễn dịch bạch hầu sau khi tiêm xong sẽ suy giảm theo thời gian chứ không duy trì mãi mãi’, TS. Huyền lý giải.

Vì vậy, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải thực hiện tiêm vắc xin ngừa bệnh như nhau. Trẻ em cần tiêm 6 mũi và cứ sau 10 năm lại cần tiêm nhắc lại 1 lần. Người lớn thì tuân theo chỉ định của bác sĩ là được.

Nguồn: Tổng hợp