Nghe bố mẹ kể lại, hồi mình còn bé tí xíu, suýt thì ‘lên ban thờ ăn chuối xanh cả nải’ vì cái tội nghịch xong bị rết cắn. Ngày đấy mình chỉ sợ rắn thôi vì cứ nghĩ rắn cắn mới ‘đi’. Vậy mà hôm đấy nhà mình đang xây nhà, không biết nghịch kiểu gì mà bị rết nó cắn cho. Mình kêu lên vì đau quá, bố mình vội vàng bế vào sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện. Cũng may là kịp nên giờ này mình mới còn cơ hồi ngồi đây mà nói với mọi người. Cũng từ lúc đấy mình mới biết, hóa ra không phải chỉ rắn cắn mới nguy hiểm, mà rết cắn cũng vô cùng nguy hiểm luôn.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hè tới cũng là lúc dễ bị rết cắn, đã ghi nhận trường hợp phải đi cấp cứu, mọi người nên cẩn thận

Vào 23h09 phút ngày 10/5, Khoa Cấp cứu – bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.B (97 tuổi, trú tại Phường Sông Hiến, TP. Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng sưng đau ngón chân trái do bị rết cắn.

Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó khoảng 30 phút, bệnh nhân có đi đóng cửa bếp. Vì trời tối không nhìn thấy nên đã bị rết cắn vào ngón chân trái. Sau đó, bệnh nhân thấy ngón chân bắt đầu sưng đỏ, đau. Người nhà kiểm tra xung quanh thì phát hiện có một con rết dài chừng 20cm đang bò ngay gần đấy nên đã đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu. Cũng may là đến kịp nên không ảnh hưởng gì tới tính mạng.

Thật ra trường hợp phải nhập viện do bị rết cắn không hề thiếu ở Việt Nam. Cách đây không lâu, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II do bị rết cắn. Đó là bệnh nhân Trương Thị G (55 tuổi, ở Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình). Trước khi bị con rết dài chừng 20cm cắn vào mu bàn tay.

Sau khi bị rết cắn, tay bà sưng, nóng, đỏ, đau nhiều, tức ngực, khó thở, mẩn ngứa toàn thân. Do đó, người nhà đã đưa bà G tới bệnh viện cấp cứu thì được chẩn đoán bị sốc phản vệ. May mắn là sau khi được điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Rết độc không kém rắn, cực kì nguy hiểm

Theo các bác sĩ, hiện nay thời tiết chuyển hè với nhiều đợt mưa, khí hậu âm ướt là điều kiện thuận lợi cho rết phát triển. Loại động vật chân đốt này thích ‘hoạt động về đêm’ nên mọi người dễ bị cắn. Rết là loại côn trùng rất độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng chứa chất độc. Chất độc này là một hỗn hợp với nhiều chất gây dị ứng, chất chống đông máu, chất co cơ trơn chất độc cho tim, chất độc giống bọ cạp, nhưng chủ yếu vẫn là chất độc thần kinh tên là Ssm Spooky Toxin (chất độc ma quái).

Chất độc này không phá hủy mô thần kinh mà tác động trên quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Từ đó gây rối loạn dẫn truyền thần kinh, kích thích thần kinh cảm giác khiến nạn nhân bị đau đớn, tê tay chân, làm rối loạn thần kinh giao cảm gây chậm nhịp tim, chóng mặt, rối loạn nhịp thở, thở chậm.

 Khi bị rết cắn, chất độc này sẽ theo đó đi vào cơ thể nạn nhân và gây ra các triệu chứng như sốt, buồn nôn, co giật, thậm chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau khi cắn càng nhiều. Chất độc càng nhiều thì càng nguy hiểm vì có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Theo BS. Lê Văn Chế (khoa hồi sức tích cực và phòng chống độc, BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình) cho biết: Sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể xảy ra sau vài phút khi bị rết cắn. Do đó, bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị càng sớm càng tốt.

+ Nếu bị ở mức độ 1 thì sau khi rết cắn chỉ bị nổi mề đay, ngứa, phù mạch.

+ Với mức độ 2, bệnh nhân sẽ bị nổi mề đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng quặn, nôn mửa.

+ Còn nếu bị sốc ở mức độ 3 thì sẽ rơi vào tình trạng khàn tiếng, thở rít, thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp, hạ huyết áp khiến bệnh nhân có thể bị hôn mê, rối loạn cơ tròn.

BS. Chế cho biết: Khi bị rết cắn ngoài sốc nhiễm độc thì bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng về thần kinh. Đó là do độc tố của loài rết giống như hóa chất xuất hiện tự nhiên trong não như serotonin và histamine. Nó gây ra chứng đau đầu, lo sợ, chóng mặt, mất ý thức hay một số hưng cảm, rối loạn ý thức.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng thiếu oxy cho cơ tim gây nhồi máu cơ tim, hội chứng tiêu cơ vân cấp, rối loạn đông máu, nhiễm trùng tại chỗ thậm chí lầ hoại tử…

Cách sơ cứu khi bị rết cắn, tránh gặp nguy hiểm tính mạng

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi bị rết cắn, mọi người cần làm mấy điều sau để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc:

+ Tìm một sợi dây nào gần đấy rồi buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga rô) để hạn chế việc nọc độc của rết truyền tới tim.

+ Sau đó, bạn có thể áp dụng các bài thuốc nhưng tốt nhất vẫn là nên đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp