Dị ứng da có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Dù là bệnh khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và các triệu chứng của dị ứng da. Để kịp thời phát hiện và điều trị, bài viết sẽ chia sẻ cho mọi người những điều cơ bản nhất về bệnh dị ứng da như sau

Bệnh dị ứng da là gì

Dị ứng da chính là tình trạng da mẫn cảm bắt đầu phản ứng với các tác động từ bên ngoài như: phấn hoa, bụi bẩn, tiêm vắc xin, lông thú nuôi, uống thuốc, kiến ba khoang đốt, dị ứng thực phẩm,…

bệnh dị ứng da

Dị ứng da gây ngứa ngáy, ảnh minh họa

Ngoài các tác động từ bên ngoài, chúng ta cũng có thể gặp tình trạng dị ứng da đến từ các nguyên nhân bên trong cơ thể như chức năng gan yếu (làm trì hoãn việc thanh học các chất cặn bã khỏi cơ thể, gây tích tụ chất độc dẫn đến nóng trong, phát ban, ngứa ngáy).

Triệu chứng của dị ứng da thường gặp nhất là gì

Bề mặt da sưng đỏ, ngứa khó chịu, có thể tạo thành mủ

Da căng, bong tróc

Cảm giác nóng rát, châm chích

Da bị sưng, phù nề

Có thể kèm theo các đốm nhỏ li ti

Có thể kèm theo mắt đỏ và ngứa

Có thể kèm theo môi, lưỡi sưng

Ngoài những triệu chứng chính trên như trên, người bị dị ứng da còn có thể gặp tình trạng như sốt, mệt mỏi, chán ăn…Nếu thấy trường hợp dị ứng da nặng như sưng tấy nhiều, ngứa ngáy ngày càng tăng, sốt cao, mệt mỏi thì cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để lâu gây hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: >> Bị ngứa da vào ban đêm thì hãy áp dụng ngay những cách làm này

Các nguyên nhân chính gây dị ứng da

Dị ứng da do tiếp xúc

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dị ứng da.

Các tác nhân thường gặp bao gồm: Lông thú, côn trùng đốt, bụi bẩn, phấn hoa,… Tùy vào độ mẫn cảm da ở mỗi người cũng như mức độ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng mà tình trạng dị ứng da sẽ có các biểu hiện khác nhau, thường là: ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau rát. 

Dị ứng da mặt

Có thể dị ứng da mặt hoặc các bộ phận khác, ảnh minh họa

Dị ứng da do thời tiết

Đây cũng là loại dị ứng da rất thường gặp.

Dễ nhận biết nhất là khi thời tiết thay đổi, nhất là vào những thời gian chuyển mùa trong năm, người bị dị ứng da sẽ thấy các hiện tượng như ngứa ngáy, da mẩn đỏ, nổi nốt. Trường hợp này còn thường được gọi là dị ứng thời tiết.

Dị ứng da do thực phẩm

Một số người sẽ bị dị ứng những thực phẩm nhất định. Lý do thường là vì hệ miễn dịch bị nhầm lẫn thực phẩm khi đi vào cơ thể là yếu tố gây hại nên nó đã tạo ra kháng thể để chống lại ‘thực phẩm’. Quá trình này gây ra phản ứng: Dị ứng da.

Trong thực tế, sẽ có những người khi uống sữa, ăn trứng, ăn các loại hải sản như tôm cua cá sẽ bị dị ứng da, phản ứng bằng hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người hoặc một vùng nhất định trong cơ thể. 

Triệu chứng dị ứng da

Có nhiều mức độ dị ứng da, ảnh minh họa

Dị ứng da do thuốc

Sau khi dùng thuốc, nếu da có phản ứng như sưng đỏ, ngứa ngáy thì đó chính là tình trạng dị dứng da do thuốc.

Thông thường, các loại thuốc dễ có nguy cơ dị ứng là: Aspirin , Penicillin, salicylate, các loại vắc xin... Tùy vào từng cơ địa sẽ có mức độ dị ứng da khác nhau. Trong trường hợp nhẹ, các nốt đỏ sẽ mất dần và tình trạng ngứa sẽ suy giảm sau vài giờ. 

Xem thêm: >> Thường xuyên bị ngứa da chân là bệnh gì? Và đây là cách điều trị

Cách phòng ngừa dị ứng da

Từ nguyên nhân dị ứng da, ta có thể rút ra cách phòng ngừa cơ bản nhất là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng để phòng ngừa dị ứng da ngay từ đầu. Ví dụ người dị ứng lông thú không nên nuôi thú trong nhà, ra nơi công cộng nên che chắn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Với các trường hợp dị ứng da do thuốc hay mắc bệnh lý thì cần thông báo với bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh. Hơn nữa, cần chú ý quan sát cơ thể sau khi dùng thuốc nếu thấy có bất thường cũng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý.

Chú ý: Dị ứng da do thuốc hay bệnh lý có thể gây những hậu quả nghiêm trọng hơn nên cần sự theo dõi, quan sát cẩn thận

Người bị dị ứng da có thể đi khám bác sĩ định kì và sử dụng các loại thuốc bôi được kê đơn để xử lý trong trường hợp bị ngứa ngáy khó chịu.

Dị ứng da tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được phát hiện điều trị và xử lý đúng cách, không nên chủ quan, coi thường dễ khiến bệnh nặng hơn, khó xử lý và biến chứng sang các vấn đề khác.

Link xem thêm:

>> Ngứa dấm dứt suốt ngày chữa mãi không khỏi, càng gãi càng ngứa: Cảnh báo bệnh liên quan đến gan, thận

>> Dành cho các bé bị viêm da cơ địa!