Tóc bạc là hiện tượng khá bình thường và hầu hết không ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạng sống của chúng ta. Tuy nhiên gần đây có tin đồn nói rằng những người tóc bạc sẽ ít bị ung thư (UT) hơn.

Có vẻ lời đồn này ngược hẳn so với suy nghĩ của nhiều người trước nay đó là: Người có nhiều tóc bạc (đặc biệt là người trẻ) thường sức khỏe sẽ yếu hơn những người có mái tóc đen, khỏe mạnh.

Theo thông tin từ 1 bài báo em đọc được gần đây thì trên đó có chia sẻ rất chi tiết về vấn đề này kèm theo cả những phân tích rất sát sườn về tóc bạc. Đây là những thông tin hữu ích nên em sẽ chia sẻ lại bên dưới, mọi người cùng tham khảo nhé!

hình ảnh

Tóc bạc là hiện tượng dễ thấy ở nhiều người. Ảnh minh họa, nguồn: QQ

1. Người có tóc bạc ít bị UT: Đừng để bị lừa

Một tuyên bố gần đây trên mạng cho rằng: ‘Nghiên cứu của giáo sư Harvard phát hiện ra rằng những người tóc bạc có nguy cơ UT thấp hơn’. Tuyên bố này thực sự xuất phát từ một thí nghiệm trên chuột do các nhà nghiên cứu Nhật Bản thực hiện vào năm 2009.

Theo nghiên cứu thì: Sau khi DNA bị tổn thương, các tế bào gốc melanin trong nang lông sẽ không mất đi mà sẽ biến đổi thành các tế bào hắc tố trưởng thành. Tế bào này sẽ tiếp tục sản xuất ra melanin, nhưng nó không thể sản xuất ra melanin nữa, vì thế lông của chuột sẽ chuyển sang màu xám.

Giáo sư Harvard David Fisher cho rằng sau khi DNA bị tổn thương, nếu tế bào gốc melanin không biến đổi thành tế bào hắc tố mà vẫn tồn tại dưới dạng tế bào gốc thì sẽ có nguy cơ gây UT, nếu ngược lại nó có thể giảm nguy cơ UT.

Nhưng 1 điều mà chúng ta phải lưu ý là: Điều này không so sánh nguy cơ UT của ‘những người có mái tóc sẫm màu’ và ‘những người có mái tóc màu xám’.

Thêm nữa là chuyên gia Si Lu, Phó Trưởng khoa UT thận và Y học u ác tính của Bệnh viện Ung thư Bắc Kinh, cũng giải thích: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tóc bạc, bao gồm bẩm sinh (bạch tạng) và mắc phải (căng thẳng tinh thần, suy dinh dưỡng, không đủ ánh sáng mặt trời...) Cả hai yếu tố này đều không liên quan đến nguy cơ phát triển UT nhé mọi người.

2. Vị trí của tóc bạc cảnh báo cơ thể đang mắc phải vấn đề gì?

Thường thì tuổi càng cao, các hắc tố trong nang tóc của chúng ta cũng sẽ suy giảm theo, đặc biệt sau tuổi 40, hắc tố do tế bào hắc tố sản xuất ra sẽ giảm đáng kể và tóc bạc sẽ bắt đầu xuất hiện.

Sau 50 tuổi, có tới 50% người châu Á sẽ có tóc trắng, và thường bắt đầu từ tóc mai hai bên và phát triển dần lên đỉnh đầu.

Vậy thì lời đồn ‘tóc trắng mọc ở đâu, báo hiệu bệnh ở đó’, chẳng hạn như tóc trắng mọc ở trán, đỉnh đầu, sau gáy, thái dương …đang ám chỉ điều gì?

Chuyên gia Zhang Xianhui, Giám đốc Trung tâm Quản lý Y tế thuộc Khoa Quốc tế Bệnh viện Dongzhimen, Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh, cho biết: Theo quan điểm của y học cổ truyền, tóc bạc sớm phần đa là có liên quan đến rối loạn chức năng của các cơ quan cá nhân.

hình ảnh

Tóc bạc ở thái dương coi chừng gan có vấn đề. Ảnh minh họa, nguồn: sohu

Tóc trắng mọc ở trán: Coi chừng tỳ vị hư nhược

Nhiều người Không biết, trán là nơi đi qua ‘Kinh mạch huyệt’ của Chân dương minh, khi tỳ vị bị thiếu hụt thì các triệu chứng như tóc trắng, chán ăn, da nhợt, đi ngoài dễ xảy ra’.

Tóc trắng mọc trên đỉnh đầu và sau đầu: Coi chừng thận khí Không đủ

Đỉnh đầu là nơi kinh lạc Đởm và Thận du chạy, mối quan hệ giữa chúng rất mật thiết, khi Thận khí không đủ sẽ dễ gây ra tình trạng tóc bạc từng phần nhé ạ.

Tóc trắng xuất hiện hai bên thái dương: Coi chừng gan ngưng trệ

Thái dương có liên hệ mật thiết với gan và túi mật. Khi gan có vấn đề thì thái dương dễ bị bạc tóc. Mọi người có thể để ý các dấu hiệu kèm theo như: Cáu gắt, đắng miệng, khô miệng và những khó chịu khác.

Nhìn chung tóc bac mọc ở mỗi vùng khác nhau sẽ do những nguyên nhân khác nhau và phương pháp điều trị cũng khác nhau nha mọi người.

hình ảnh

Tin đồn người tóc bạc ít bị UT là không có cơ sở khoa học. Ảnh minh họa, nguồn: zhuanlan

3. Tóc trắng nhiều có thể cơ thể đang thiếu dinh dưỡng

Ngoài quá trình lão hóa thì các yếu tố như di truyền, hút thuốc, yếu tố tinh thần, thiếu các nguyên tố vi lượng cũng khiến tóc có thể bạc đi.

Tóc bạc do các yếu tố trên gây ra về cơ bản theo quan điểm y học là không thể phục hồi được do sự suy giảm của tế bào gốc sắc tố nang tóc

Tuy nhiên mất cân bằng dinh dưỡng cũng gây ra hiện tượng tóc bạc.  Và chúng ta có thể tập trung vào vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nói chung, tóc bạc có liên quan đến việc thiếu các chất dinh dưỡng này để cải thiện tình trạng tóc bạc nhé:

- Vitamin nhóm B (B2, B3, B5): Thiếu các chất này có thể gây ra hiện tượng tóc bạc. Vì vậy, lúc bình thường mọi người nên chú ý bổ sung  vitamin nhóm B, có thể ăn thêm các thực phẩm như sữa, trứng, đậu, rau lá xanh, gan .

- Iốt: Có chức năng thúc đẩy quá trình phát triển của tóc, nếu thiếu sẽ làm suy giảm chức năng của nang tóc khiến tóc dễ bị bạc. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu iốt như: muối iốt, rong biển, tảo bẹ...

- Các nguyên tố đồng và sắt: Một khi thiếu các chất này thì hàm lượng niken trong tóc sẽ tăng lên, làm cho tóc có màu trắng. Vậy nên chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, đồng thời nên ăn nhiều:  nấm mèo, gan động vật, vừng, các loại hạt và các thực phẩm khác.

Ngoài ra việc sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, tâm trạng vui vẻ, lối sống lành mạnh, giảm tác động hóa chất với tóc cũng sẽ khiến tóc khỏe và đen hơn.

Trên đây là những thông tin em đọc được trên báo thấy nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Tóc bạc nói chung có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy mọi người nên cân nhắc tới những nguyên nhân đó để có hướng điều trị phù hợp.