Hôm qua mình có ghé nhà chị hàng xóm để lấy ít đồ hôm trước chị ý mượn. Vừa sang thì thấy chị ý đang cùng với chị đồng nghiệp nói chuyện về dịch SARS-CoV-2 ở Việt Nam kêu là sợ với cả hoang mang, bảo không biết có nên về quê không vì Hà Nội số ca nhiễm mới nhiều quá. Thế là mình mới bảo các chị đừng lo quá, thật ra mình cứ ở trong nhà, cố gắng thực hiện theo chỉ thị của Bộ Y tế là được, đừng có tụ tập quán xá là chả sao đâu mà. Vì mình nghĩ nhiều khi lo lắng thái quá có khi lại khiến bệnh dịch lây lan, gây khó khăn cho chính quyền ấy chứ.

Mới đây, PGS. TS Nguyễn Huy Nga (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) chia sẻ: sắp tới các ca mắc mới tại Việt Nam sẽ tăng lên là điều dễ hiểu, không có gì bất thường cả. Bởi, số lượng người Việt từ nước ngoài nhiều mang theo cả mầm bệnh. Tuy nhiên, điều đáng lo là dịch bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới, đã có những ca lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Nếu như chúng ta làm tốt, không để bệnh dịch lây nhiễm rộng ra cộng đồng thì tới cuối tháng 4, đầu tháng 5 bệnh dịch sẽ dịu đi. Lúc đó, đỉnh dịch của các nước châu Âu, châu Mỹ cũng đã qua nên nguy cơ bệnh dịch thâm nhập từ bên ngoài sẽ suy giảm. Thế nhưng, nếu bệnh dịch thâm nhập và lan rộng trong cộng đồng thì sẽ rất phức tạp.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dịch Covid-19 nhẹ hơn nhưng dai dẳng hơn SARS

Theo ông Nga, virus gây bệnh covid và SARS đều cùng 1 chủng với nhau. Tuy nhiên, dịch SARS xuất hiện vào năm 2003, sau 17 năm vẫn không thấy căn bệnh này quay trở lại. Người nhiễm virus SARS thì có triệu chững xuất hiện sớm và tình trạng nặng, bệnh nhân hầu như phải thở máy. Các trường hợp nhiễm virus SARS thường nặng và dễ tử vong nhưng khi vật chủ chết đi thì nguồn bệnh cũng không còn. Nguồn gây bệnh này chính là dơi nên khi chúng ta không còn tiếp xúc thì sẽ không còn nguồn lây bệnh.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 nhẹ hơn SARS, người khỏe mạnh nếu bị bệnh vẫn có thể di chuyển, tiếp xúc với nhiều người nên có nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Bệnh này chỉ hay chyển nặng với người già, người có sẵn bệnh lý nền.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ông Nga cho rằng bệnh có thể hình thành miễn dịch thành cúm thường hoặc mất hẳn. Với tình hình này thì Covid-19 dai dẳng hơn SARS do những người mắc bệnh nhẹ không có triệu chứng rõ ràng nên vẫn đi lại khiến tốc độ lây lan nhanh. Do đó, dịch bệnh có thể kéo dài tới hết năm nay. Nếu bệnh xuất hiện không phải từ tự nhiên thì sau đợt địch sẽ kết thúc nhưng nếu bắt nguồn từ tự nhiên thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng. Nó có thể bị chuyển biến thành cúm mùa nhưng cái này chưa chắc chắn được.

Nếu có người tử vong cũng đừng quá lo lắng

Hiện nay, Việt Nam đã có 123 người nhiễm virus corona nhưng thật may là chưa có trường hợp nào tử vong cả. Các ca bệnh vẫn đang được điều trị tích cực, riêng 2 trường hợp diễn biến nặng vẫn đang được các bác sĩ cố gắng hết mình.

Theo ông Nga, dịch bệnh mặc dù chuyển biến sang giai đoạn mới nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Bộ Y tế. Những ca lây chéo là những ca tiếp xúc gần như sống chung nhà, đi cùng ô tô chứ chưa có ca nào tiếp xúc thoáng qua mà đã bị bệnh. Nhìn chung, mức độ lây nhiễm còn thấp nên mọi người đừng lo lắng thái quá.

Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh SARS cho tới H1N1 đều là những dịch bệnh đáng sợ. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua thì chẳng có lý do gì phải sợ Covid-19 cả. ‘Có thể trong dịch Covid-19, Việt Nam sẽ có người tử vong nhưng đó là điều khó tránh khỏi, nhưng chắc chắn con số này sẽ rất thấp. Do đó, nếu tình huống đó xảy ra, mong người dân không nên quá hoang mang lo lắng’, ông Nga chia sẻ.

Nguồn: Tổng hợp