Từ những ngày đầu ‘trình làng’, virus SARS-CoV-2 đã được giới chuyên gia cảnh báo rằng có khả năng lây nhiễm nhanh ở môi trường lạnh. Đó là lý do vì sao các chuyên gia hay khuyên chúng ta không nên mở điều hòa lạnh, tránh môi trường kín. Đã có thời gian, giới chuyên gia tin rằng thời tiết nắng nóng sẽ khiến virus không lây lan nhiều. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Delta đã phá vỡ tất cả.

Một mùa đông nữa lại sắp bắt đầu và các chuyên gia lại bày tỏ mối lo ngại về một đợt bùng phát mới của đại dịch. Nếu điều này là sự thật thì đợt bùng dịch này có thể còn mạnh hơn do virus được ‘hưởng’ lợi ích từ môi trường nhiệt độ thấp.

Cảnh báo này được các chuyên gia chia sẻ với báo chí. Mọi người có thể đọc bài này để biết thêm thông tin cụ thể.

Mùa đông đang tới gần, chuyên gia cảnh báo đợt bùng phát mới của đại dịch

Ông Michael Osterholm (GĐ Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Bệnh truyền nhiễm - ĐH Minnesota – Mỹ) dự báo: Thế giới rất dễ chứng kiến đợt bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông.

hình ảnh

Mỹ từng phải huy động quân nhân chống dịch vào đợt bùng phát nghiêm trọng trước kia. Ảnh: RT

Vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn khi hàng tỷ người chưa được tiếp cận vắc xin và ít có cơ hội để loại trừ virus. Vì thế, vài tháng tới khi các nước quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mở cửa nền kinh tế, thế giới có thể sẽ phải đối diện với các ổ dịch trong lớp học, các phương tiện công cộng, nơi làm việc.

Ngay cả khi tỉ lệ tiêm chủng tăng nhanh thì vẫn sẽ có nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương vì nCoV. Đó chính là nhóm trẻ sơ sinh, người không thể hoặc không muốn tiêm vắc xin hay những người đã tiêm nhưng lại rơi vào nhiễm đột phá do suy giảm lớp bảo vệ.

Ông cho rằng: 1 vài năm tới sẽ là chu kỳ lên xuống của dịch bệnh gắn với thời gian cần thiết để tăng độ che phủ toàn diện của vắc xin. Thách thức nằm ở chỗ dịch sẽ ở mức đỉnh vào đáy não, quãng thời gian tạo đỉnh rồi đáy và ngược lại kéo dài bao lâu.

Việc tiêm chủng sẽ giúp làm giảm nguy cơ trở nặng và qua đời. Song, khi có sự bùng phát lây nhiễm đồng nghĩa với việc virus sẽ tấn công vào nhóm người trẻ và người chưa được tiêm vắc xin. Từ đó làm gia tăng số lượng ca nặng ở nhóm đối tượng này. Khi ấy, virus còn có thể lây lan vượt tầm kiểm soát ở nhiều khu vực trên thế giới. Và rất có thể sẽ có một biến thể khác xuất hiện.

Mọi người thường có quan điểm virus sẽ giảm độc lực theo thời gian để tránh việc tiêu diệt hết vật chủ. Thế nhưng, rõ ràng đây là quan niệm sai lầm. Bằng chứng là biến chủng mới không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm hơn biến chủng cũ. Song đại dịch trên thực tế sẽ nghiêm trọng, mất mát hơn trong giai đoạn lây lan, bùng phát khi mà virus đã tìm được cách thích ứng, xâm nhập vào vật chủ mới.

GS. Lone Simonsen (Đại học Roskilde -Đan Mạch) nhận định: Chìa khóa then chốt hiện nay là tiêm chủng. Vì nếu không tiêm chủng, con người dễ bị tổn thương do virus lan rộng và tấn công ngay vào mùa thu và mùa đông này.

hình ảnh

Thế giới có thể có đợt bùng phát virus nữa vào mùa đông, ảnh minh họa, internet

Dịch bệnh rồi sẽ đi về đâu và ai sẽ là người kết thúc?

WHO nhận định: Khi một căn bệnh lây lan toàn cầu được kiểm soát ở một khu vực cục bộ, nó không còn là đại dịch mà sẽ là dịch bệnh. Nếu nCoV tồn tại trên toàn cầu ở mức độ bình thường hoặc theo dự báo thì WHO sẽ coi căn bệnh này là bênh địa phương.

Nhà dịch tễ học Saad Omer (ĐH Yale) cho hay: Ở giai đoạn đó, nCoV sẽ trở thành virus ít gây hậu quả hơn do con người đã hình thành miễn dịch.

Trong quá khứ chỉ có 2 căn bệnh ảnh hưởng tới con người và động vật từng bị xóa sổ là đậu mùa và dịch tả trâu bò. Cả 2 kết thúc đều nhờ chiến dịch tiêm chủng toàn cầu ồ ạt.

GS. Joshua Epstein (ĐH New York) cho rằng: Việc xóa sổ một loại bệnh là chuyện hiếm. ‘Dịch bệnh lùi lại chỉ xuất hiện ở động vật hoặc đột biến ở mức thấp nhưng dịch bệnh không biến mất khỏi quần xã sinh vật toàn cầu theo nghĩa đen’, ông nói.

Do đó, nCoV có thể sẽ tiếp tục biến đổi và hệ miễn dịch của con người cuối cùng rồi sẽ thích ứng được để chống chọi mà không cần có vắc xin. Chỉ có điều, trước khi đạt tới ‘cảnh giới’ này thì sẽ có rất nhiều người nhiễm bệnh và qua đời. Đây là kiểu hình thành miễn dịch trả giá đắt, đó không phải giải pháp mong muốn. Vì thế, chúng ta nên chặn tốc độ lây lan của bệnh và quản lý hậu quả.

Đặc biệt, chúng ta chỉ an toàn trước nCoV khi tất cả đã tiêm vắc xin.

Ngoài ra, có một lựa chọn nữa là người dân sẽ coi như đại dịch đã kết thúc trước khi cơ quan chức năng tuyên bố. Điều này từng xảy ra với dịch cúm năm 1918. Khi ấy, người dân bước vào những năm 1920 bùng nổ, bất chấp cúm vẫn bùng phát, hoành hành khắp nước Mỹ.

Khi mà người dân muốn tuyên bố đại dịch chấm dứt trước giới khoa học thì chúng ta phải chấp nhận sự thật bi thương rằng: Có nhiều người qua đời. Đó là điều đã từng xảy ra với đại dịch trước đây. Cúm không còn bị coi là đại dịch và giờ chỉ còn là dịch bệnh địa phương khiến 12.000 – 61.000 người Mỹ mất vì cúm.

Nhà khoa học Jagpreet Chhatwal (Viện Đánh giá Công nghệ thuộc bệnh viện đa khoa Massachusetts) cho biết: ‘Nếu chúng ta có thể giảm ca qua đời xuống một mức nào đó và trở lại cuộc sống bình thường, người ta có thể nói đại dịch đã kết thúc’.

Đây là những thông tin mình cóp nhặt được qua báo chí. Tầm này, khi số ca nhiễm đang ở mức cao vì biến thể Delta, chỉ mong dự đoán của chuyên gia không thành hiện thực. Chứ mùa đông tới nơi rồi mà bùng phát nữa thì quá mệt, nhất là năm nay miền Bắc Việt Nam còn được dự báo là đông tới sớm hơn, lạnh hơn.

Nguồn: Tổng hợp