Sáng lượn lờ đọc báo, em thấy có bệnh này lạ lắm nhé các chị.

Tại bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nam 25 tuổi tên Phong. Được biết, 2 năm trước Phong chỉ cao 1m50 và chững lại, không cao thêm nữa. Thế nhưng, gần đây, chàng trai bỗng cao lên tận 15cm, hiện giờ anh cao 1m75. 

Khi anh chỉ cao 1m50 thì cũng thấy bình thường vì gia đình không có ai cao cả nhưng tới nay đột nhiên cao thêm nhiều như vậy, Phong lúc đầu rất vui mừng nhưng mọi người trong gia đình lại khuyên cậu đến bệnh viện kiểm tra.

hình ảnhẢnh: Internet

Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán Phong bị chậm phát triển, bộ phận s.inh d.ục cũng bé so với độ tuổi. Cuối cùng, kết quả xét nghiệm cho thấy chàng trai mắc bệnh khác đó là suy tuyến sinh d.ục vô căn (IHH). Theo bác sĩ Tôn Diễm (trưởng khoa Nội tiết bệnh viện Hồ Nam) cho hay:

"Suy tuyến sinh d.ục là bệnh hiếm gặp, khởi phát muộn và thường không thể phát hiện ra trong nhiều năm do triệu chứng khá mơ hồ và khác nhau ở mỗi người. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân đã bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất".

Phong cũng vậy, do 25 tuổi mới phát hiện bệnh nên rơi vào tình trạng khó điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cố gắng cải thiện, chữa bệnh giúp bệnh nhân có những chuyển biến tích cực.

Suy giáp sinh d.ục nam là gì?

Đây là căn bệnh khi cơ thể không sản xuất đủ hormone có vai trò chính trong sự tăng trưởng và phát triển yếu tố nam tính trong giai đoạn dậy thì. Nam giới mắc bệnh này sẽ gặp khó khăn trong phát triển thể lực và sinh sản. 

Biểu hiện của bệnh

- Giảm nhu cầu "yêu" cùng với rối loạn c.ư.ơng,

- Thường xuyên mệt mỏi, bực bội, hay bức xúc, ăn ngủ kém....

- Nhạy cảm ở đầu chỗ đó", nhỏ đi, vú to ra, mỡ bụng nhiều

- Loãng xương, gù, vẹo, dễ gẫy...

- Bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, béo phì, tăng huyết áp...

Biến chứng của bệnh

Căn bệnh tuy không quá khó để điều trị nhưng do hầu hết các bệnh nhân phát hiện bệnh muộn nên đã dẫn tới các biến chứng của suy sinh d.ục nam như:

- Hình thành bộ phận s.inh d.ục bất thường

- Rối loạn, vô sinh

- Loãng xương, trầm cảm..

Do đó, tốt nhất nên khám sức khỏe thường xuyên, điều trị bệnh ngay khi biết bệnh. Bên cạnh đó, cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực (chế độ ăn, không hút thuốc, uống rượu, tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng thần kinh...)

Nguồn: Tổng hợp