Tỷ lệ người mắc các vấn đề về tiêu hóa, nhất là khối u ở cơ quan này đang ngày một tăng lên. Chỉ khổ nỗi là mọi người vẫn còn hay hiểu sai về các dấu hiệu, triệu chứng. Vậy nên, đôi khi là ‘tín hiệu’ cơ thể cảnh báo tế bào K đang hình thành nhưng chúng ta lại nghĩ nó chỉ là vấn đề bình thường thôi. Để đến lúc đi viện thì tình trạng đã nặng rồi, có khi còn di căn luôn ấy chứ.

Mình ‘nói có sách mách có chứng’ hẳn hoi nhé. Trên tờ Sức khỏe & Đời sống vừa đưa tin trường hợp bị K đại trực tràng nhưng cứ tưởng bị trĩ nên thành ra chẳng chịu đi khám sớm. Lúc đến viện thì đã nặng lắm rồi. Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nhé.

hình ảnh

Đi vệ sinh cần chú ý dấu hiệu kẻo nhầm lẫn. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS

Người phụ nữ có dấu hiệu cảnh báo nhiều năm nhưng chủ quan nghĩ bị trĩ, đến viện thì là K nặng lắm rồi

Đó là trường hợp của bệnh nhân N.T.L (67 tuổi, Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội). Bà L mắc K đại trực tràng nặng.

Được biết, nhiều năm nay, bà L thường xuyên thấy khó chịu ở vùng bụng kèm đi ngoài ra máu. Song, bà cứ nghĩ đó là dấu hiệu của bệnh trĩ nên không đi thăm khám. Chỉ khi các dấu hiệu này ngày càng nặng, xuất hiện thường xuyên kèm đau thắt vùng bụng, chán ăn thì bà mới đi kiểm tra.

BSCKI. Nguyễn Mạnh Tuấn cho hay: Bệnh nhân nhập viện trong đêm với thể trạng gầy, da xanh xao. Bà có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, rối loạn đại tiện thường xuyên. Tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài suốt nhiều năm.

Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu thì các bác sĩ phát hiện bà L bị K đại trực tràng. Bác sĩ chỉ định điều trị hồi sức để nâng cao thể trạng. Khi đã ổn, bác sĩ tiến hành cắt đoạn u trực tràng bằng phương pháp nội soi. Song, tổn thương trong mổ khối u trực tràng lớn đã xâm lấn vào vùng xương cùng cụt.

Trong quá trình thực hiện, dù gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân nhiều tuổi nhưng cuối cùng ca mổ cũng thành công. Bệnh nhân hồi phục tốt và được ra viện sau 10 ngày điều trị.

BS. Tuấn cũng nói thêm: Nhiều gia đình có người thân tuổi cao mà phát hiện bị K thì thường lo ngại, thậm chí là buông xuôi, không điều trị. Tuy nhiên, vị BS này nhấn mạnh: Mặc dù tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi điều trị, song không nên vì thế mà vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn có thể điều trị, giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Điều quan trọng nhất là cần phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng, khó khăn khi phẫu thuật cũng như nguy cơ xâm lấn, di căn.

hình ảnh

Nhiều người chủ quan nên cuối cùng phải chịu hậu quả nặng nề. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

K đại trực tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ, ai có dấu hiệu nên đi khám ngay để phát hiện sớm

Theo PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật (nguyên giảng viên ĐH Y Hà Nội) nhận định: K đại trực tràng rất dễ nhầm với bệnh trĩ. Bởi, nó có cùng biểu hiện là đi ngoài ra máu.

K đại trực tràng có biểu hiện rối loạn về đường tiêu hóa từ trên miệng xuống h ậ u m ô n. Triệu chứng ở giai đoạn sớm gồm: hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua…

Khi cơ thể có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như táo bón xen kẽ đi ngoài, hôm đi táo hôm thì lại đi  lỏng hoặc thời gian này đi lỏng, thời gian sau lại bị táo bón kéo dài. Nếu bạn có những triệu chứng này nên nghĩ ngay tới K đại trực tràng.

Bên cạnh đó, triệu chứng đi ngoài ra máu cũng nên chú ý. Nếu đi ngoài ra máu mà tươi như gà cắt tiết phủ lên chất thải thì đó là biểu hiện của bệnh trĩ. Còn đi ngoài lẫn máu với chất nhẩy trong phân thì nên nghĩ đến K đại trực tràng. Máu cũng không đỏ tươi như bị trĩ do với bệnh này, máu chảy ở niêm mạc vùng có khối u rồi mới đi ra ngoài nên màu có sự khác biệt.

K đại trực tràng hay bất cứ bệnh K nào khác nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh vẫn có thể tăng cơ hội sống sót, cuộc sống bình thường. Đây là những gì mà báo chí đã đăng tải, mọi người có thể tìm hiểu thêm.