ADHD có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng hay gặp ở trẻ em nhiều hơn. Nó để lại nhiều hậu họa xấu cho trẻ.

ADHD là tên viết tắt của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một dạng rối loạn đặc trưng của sự hiếu động, phấn khích thái quá. 

Adhd là bệnh gì

ADHD có thể gặp ở người lớn lẫn trẻ em. Ảnh minh họa

Căn bệnh này có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, khả năng trẻ em gặp phải bệnh này cao hơn người lớn. Đặc biệt là với những trẻ nằm trong độ tuổi sắp dậy thì.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ lẫn người lớn đều được chia thành 3 dạng gồm: rối loạn về hiếu động - bốc đồng, độ chú ý giảm và dạng kết hợp giữa hiếu động - bốc đồng giảm chú ý (thái độ bốc đồng).

Nguyên nhân, triệu chứng của ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có đa dạng các biểu hiện. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn chưa hiểu rõ nên không nhận biết. Phải tới khi tình trạng của con nặng rồi thì mới chịu đưa đi khám.

1. Triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

các bác sĩ cho biết: Khi bị ADHD, người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện ra bên ngoài. Đây là những dấu hiệu điển hình được tìm ra dựa trên các dạng bệnh.

Đối với dạng bệnh độ chú ý giảm (làm việc không tập trung) sẽ có những triệu chứng như:

  • Dễ bị phân tâm, không có sự tập trung nhất định vào công việc chung. Thậm chí, người bệnh có xu hướng tránh né công việc đòi hỏi cần có sự tập trung cao độ và lâu dài.
  • Hay lơ đãng, mơ màng, trẻ em dễ bị giảm độ thông minh so với bạn bè cùng trang lứa. Do đó, trẻ khó lắng nghe và hiểu được hướng dẫn từ người lớn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, học hành cũng như tư duy của trẻ.
  • Do tập trung và tiếp thu kém nên hiệu quả trong công việc, học tập kém. Các chuyên gia nói rằng: Có khoảng 20% trẻ bị bệnh này cần có chế độ giáo dục đặc biệt. 

Với dạng bệnh hiếu động thái quá, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Luôn di chuyển qua lại, không thể ngồi yên một chỗ.
  • Thiếu tính kiên nhẫn, hay thích can thiệp vào chuyện của người khác.
  • Hay chạy xung quanh, leo trèo khắp nơi.

Với dạng thái độ bốc đồng thì bệnh nhân sẽ:

  • Hành xử nguy hiểm mà không nghĩ, không màng tới hậu quả.
  • Hay quậy phá, không kìm chế được cảm xúc, dễ nổi nóng và phát ra những cơn thịnh nộ không có lý do cụ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh ADHD

ADHD do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, người bệnh phải nắm được nguyên nhân thì mới có hướng điều trị thích hợp.

Hội chứng ADHD

Đây là chứng bệnh tâm lý với nhiều biểu hiện khác nhau. Ảnh minh họa

Những nguyên nhân này gồm:

  • Di truyền: Cũng như các loại bệnh ung thư di truyền, ADHD có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, nếu trong nhà có người bị bệnh thì đời sau cũng có nguy cơ mang gen bệnh là rất cao.
  • Khi mang thai, mẹ uống nhiều rượu bia, sinh non.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, có chứa nhiều chì.
  • Trong quá trình lớn lên có thể gặp các vấn đề liên quan tới hệ thống thần kinh ở thời điểm quan trọng. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết liên quan: NHẬN BIẾT MẮC BỆNH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Bị ADHD phải làm gì?

Khi mắc bệnh này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp để làm giảm bệnh. Song, nhất định cần tới sự giảm sát và tư vấn của các bác sĩ.

1. Dùng thuốc

Các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc an thần. Đây là loại thuốc phổ biến để điều trị chứng bệnh này. Nó sẽ làm dịu đi sự bốc đồng, kích động, hưng phấn thái quá. 

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng nhằm cải thiện tình trạng mất cân bằng trong não. Từ đó, hạn chế cảm giác bồn chồn, lo âu của người bệnh. 

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Với những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý, bạn nên chú ý tới các thực phẩm, bữa ăn hàng ngày. Nó không chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng mà còn tránh những loại có thể khiến họ bị kích thích.

Cách chữa ADHD

ADHD cần được điều trị sớm. Ảnh minh họa

Chẳng hạn, bạn tuyệt đối không cho họ dùng thực phẩm có chứa chất tạo màu, chất bảo quản hay chất gây dị ứng nguy hiểm. Những loại đồ uống có ga, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh... có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất. Đây là những thực phẩm lành mạnh vừa thân thiện với sức khỏe lại có tác dụng tốt trong điều trị bệnh.

3. Trị liệu tâm lý

Khi trong nhà có người bị bệnh, bạn nên dành thời gian để nói chuyện, tâm sự cùng họ. Việc này sẽ giúp họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và yêu thương. Việc hỗ trợ điều trị tâm lý từ cả người thân lẫn chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Bài viết liên quan: "Biến" 1 đứa trẻ tăng động thành huyền thoại, mẹ kình ngư Michael Phelps đã khiến cả thế giới nể phục

Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh ADHD. Căn bệnh này là một dạng bệnh tâm lý. Vì vậy, mọi người cần có sự quan tâm đúng mực. Nếu không sẽ khiến tâm lý người bệnh lệch lạc, có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm: 

Bài kiểm tra về sức khỏe tâm thần đơn giản, ai cũng nên làm

Sức khỏe tâm thần là gì: Dấu hiệu cảnh báo tâm lý bất thường