Người trầm cảm có thể được can thiệp và điều trị khỏi nếu được phát hiện các dấu hiệu từ sớm.

Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Việc nhận biết sớm dấu hiệu của người trầm cảm là rất quan trọng, điều này sẽ giúp người bệnh được can thiệp điều trị sớm, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc do bệnh này gây ra.

Người trầm cảm dễ bị suy nhược cơ thể

Người trầm cảm dễ bị suy nhược cơ thể. Ảnh minh họa

Vậy nên khi có những dấu hiệu trong bài chia sẻ dưới đây, người trầm cảm cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để đề phòng những nguy cơ không mong muốn về sức khỏe, tinh thần và tình mạng của họ.

7 dấu hiệu nhận biết người trầm cảm

Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của những người trầm cảm như sau:

1. Người trầm cảm thường bị căng thẳng

Một trong những vấn đề mà người trầm cảm có thể gặp phải là thường xuyên bị căng thẳng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này.

Loại căng thẳng mà người trầm cảm gặp phải không thể điều trị bằng thuốc an thần, dù vậy nó vẫn có thể hiệu quả với các thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

2. Người trầm cảm thường bị hoảng hốt

Người trầm cảm rất khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, họ thường cảm thấy hoảng hốt bất thường với cả những gì đang xảy ra hàng ngày.

Khi rơi vào trạng thái này, người trầm cảm sẽ rất khó để lấy lại bình tĩnh. Vậy nên cách tốt nhất là hãy giúp họ cần tránh những tình huống gây kích thích tinh thần lớn như vậy.

3. Người trầm cảm có thể bị rối loạn giấc ngủ

Tình trạng trầm cảm có thể khiến giấc ngủ của người bệnh bị rối loạn. Biểu hiện là người trầm cảm rất khó đi vào giấc ngủ, họ thường hay bị thức giấc vào giữa đêm và rất khó ngủ trở lại được.

Thậm chí, có một số người trầm cảm còn thường xuyên gặp phải ác mộng, điều này khiến họ tỉnh giấc và thiếu ngủ.

4. Người trầm cảm bị suy nhược cơ thể

Trầm cảm có thể khiến trạng thái tinh thần của người bệnh rơi vào tiêu cực với hàng loạt cảm xúc không tốt như: chán nản, đau khổ, vô vọng, khóc lóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân.

Người trầm cảm thường bị hoảng hốt

Người trầm cảm thường bị hoảng hốt. Ảnh minh họa

Ngay cả bản thân người trầm cảm cũng nhạy cảm hơn, họ rất dễ buồn chán khi cảm thấy mình không được quan tâm, hay bị bỏ rơi. Đáng nói là tất cả những vấn đề tinh thần này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi cơ thể, còn khiến họ bị suy nhược cơ thể kéo dài.

5. Người trầm cảm dễ bị mất tập trung

Tình trạng mất tập trung cũng là dấu hiệu thường gặp ở người trầm cảm, nhưng có không ít người bỏ qua. Người trầm cảm sẽ rất khó để tập trung làm một việc gì đó, họ thường cảm thấy trí nhớ của họ kém đi nhiều, họ cũng không thể sắp xếp suy nghĩ một cách logic.

6. Người trầm cảm hay bị ám ảnh

Người trầm cảm thường hay bị ám ảnh về một số vấn đề nào đó hoặc hành động cụ thể. Đây có thể là nguyên nhân gây ra nỗi sợ, hay một cú sốc tâm lý nào đó.

Thậm chí đôi khi nỗi ám ảnh này có thể gây ra cảm giác tội lỗi cho người trầm cảm, họ cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

7. Người trầm cảm dễ gặp vấn đề về tình dục

Người trầm cảm có thể gặp khá nhiều vấn đề trong đời sống tình dục. Cụ thể là họ cảm thấy không còn hứng thú, họ cũng không còn cảm giác trong chuyện này. Đây có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của họ.

Ngoài các dấu hiệu kể treenn, người trầm cảm còn có thể gặp các rối loạn khác như: tâm trạng buồn bã, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, thay đổi khẩu vị, giảm hứng thú hoạt động, tự trách bản thân, tăng hoặc giảm cân nhanh, thiếu sinh lực, suy nghĩ, hành động chậm, mệt mỏi, thậm chí dễ nghĩ đến cái chết và tự tử,…

>> Bài viết được nhiều người quan tâm: Vụ người đàn ông qua đời ở chung cư HN: Vì sao người trầm cảm luôn nhắm vào 'chính mình', đừng chủ quan

Người trầm cảm khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Cũng vì trầm cảm có thể dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Người trầm cảm cần đi gặp bác sĩ kịp thời

Người trầm cảm cần đi gặp bác sĩ kịp thời. Ảnh minh họa

Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người trầm cảm không được điều trị sớm. Tình trạng suy nghĩ tiêu cực còn có thể khiến người trầm cảm thực hiện những hành động xấu, có thể tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh họ.

Vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm, bạn hãy tâm sự với bạn bè, người thân trong nhà để được tư vấn, hỗ trợ, nếu cần thiết cần đi khám bác sĩ tâm lý xem sao.

Đặc biệt là khi xuất hiện ý nghĩ tự tử, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức, việc nói chuyện với bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn được hỗ trợ các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, người trầm cảm cần có một lối sống tinh thần lạc quan, lành mạnh để hạn chế bệnh tiến triển nặng và hy vọng được chữa khỏi bệnh. Những lưu ý người trầm cảm cần thực hiện gồm:

  • Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hãy học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống thường ngày.
  • Tránh tự cô lập bản thân, sống hòa đồng với người xung quanh.
  • Đơn giản hóa cuộc sống để không gây áp lực cho bản thân.
  • Thường xuyên tập thể dục để khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
  • Cắt giảm thời gian vào mạng xã hội.
  • Ngủ đủ giấc là cần thiết giúp bạn cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

>> Có thể bạn quan tâm: 13 điều cần nhớ khi đồng hành với người trầm cảm

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của người trầm cảm và thời điểm khi nào cần đi gặp bác sĩ để tránh nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đển sức khỏe tinh thần và tính mạng của người bệnh.

Link bài viết liên quan:

Trầm cảm có tự khỏi được không? Nhà có người mắc phải làm sao?

Khoa học chứng minh: Thuốc tránh thai có thể gây bệnh trầm cảm ở nữ giới, tăng tỷ lệ vô sinh