Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến, dễ di căn và có tỷ lệ qua đời cao. Thế nhưng nhiều người khi phát hiện bệnh thì chỉ cảm thấy bàng hoàng và tìm mọi cách chữa trị.

Trong khi đó thông tin em mới tìm hiểu trên mạng cho thấy, căn bệnh ung thư dạ dày thường bắt nguồn từ các bệnh lý khác nhau về dạ dày đấy các mẹ ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy những bệnh lý về dạ dày nào sẽ phát triển thành ung thư dạ dày?

Thứ nhất: Viêm dạ dày mãn tính

Trước đây nhiều người cho rằng bệnh viêm dạ dày mãn tính không cần thiết phải điều trị đặc biệt, tuy nhiên, tình trạng viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày teo kèm theo chuyển sản ruột và dị sản,… nếu để kéo dài có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Thứ 2: Polyp dạ dày

Polyp dạ dày được hình thành để phản ứng sưng viêm hoặc tổn thương đến lớp niêm mạc của dạ dày. Các loại polyp dạ dày phổ biến là polyp tăng sản, polyp tuyến cơ và u tuyến. Trong đó:

+ Với polyp tuyến dạ dày có nguy cơ ung thư thấp, thậm chí lớn hơn 1cm tỷ lệ ung thư dưới 1%;

+ Với u tuyến dạ dày có tỷ lệ ung thư cao hơn, có tới 11% người bệnh có thể phát triển thành ung thư dạ dày trong vòng 4 năm.

+ Với các polyp tăng sản: Hầu hết không có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Tuy nhiên, polyp tăng sản lớn hơn 2cm đường kính thì có nguy cơ trở thành ung thư.

Thứ 3: Loét dạ dày

Những người bị loét dạ dày nếu không chữa trị kịp thời và triệt để thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Điều này là do tình trạng viêm, xói mòn, tái tạo và loạn sản ở rìa vết loét.

Thứ 4: Bệnh Menetrier

Theo kết quả nghiên cứu y văn cho thấy, có tới 15% trường hợp mắc bệnh Menetrier có liên quan đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày.

Thứ 5: Với viêm dạ dày còn sót lại

Với ung thư biểu mô của dạ dày còn sót lại thường xuất hiện từ 15 - 20 năm sau các tổn thương lành tính.

Vì vậy, việc điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày để tránh nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi sức khỏe bản thân, nếu thấy các BIỂU HIỆN CỦA UNG THƯ DẠ DÀY dưới đây, cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt:

+ Đau dạ dày của bệnh viêm loét dạ dày có đặc điểm là đau môi khi ăn. Vậy nên khi thấy tình trạng đau trở nên không đều và dai dẳng thì cảnh giác với khả năng chuyển thành ác tính của viêm loét dạ dày.

+ Người phẫu thuật dạ dày hơn 10 năm, bụng chướng, khó tiêu. Đặc biệt là khi thấy tình trạng chán ăn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân và các triệu chứng dạ dày ban đầu trầm trọng hơn.

+ Người bệnh có tiền sử bị viêm dạ dày, đột nhiên bị đau bụng, căng tức bụng hoặc có triệu chứng khó chịu ở bụng.

+ Đột nhiên bị sụt cân không rõ lý do.

+ Người đi ngoài ra phân đen như hắc ín không rõ lý do hoặc trong phân dai dẳng, Khi xét nghiệm máu kết quả dương tính, kèm theo thiếu máu nặng.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Để tránh xa ung thư dạ dày, khuyên mọi người làm tốt 4 việc:

+ Chủ động phòng và điều trị các bệnh về dạ dày và vi khuẩn HP.

+ Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học mỗi ngày, tiêu thụ nhiều rau quả, chất xơ và tránh đồ ăn nhiều đường, muối…

+ Không hút thuốc, không uống rượu để giảm tổn thương cho dạ dày.

+ Thận trọng khi dùng thuốc, đặc biệt là aspirin đường uống dài ngày hoặc các thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày.

Nguồn: Tổng hợp