Nhiều người vì một vài lý do mà thường xuyên hoặc bỏ hẳn cơm không ăn, thay vào đó là ăn những thứ khác như rau củ, bánh mì, ngũ cốc…

Tuy nhiên bỏ cơm không tốt chút nào nha mọi người. Ví như người giảm béo cứ nghĩ bỏ cơm sẽ góp phần giảm được cân nặng, nhưng mọi người không biết rằng bỏ cơm sẽ có nguy cơ gặp những vấn đề nguy hiểm khác về sức khỏe nha. Vậy thì để giảm được chút cân nặng mà sức khỏe gặp rắc rối lớn thì liệu có đáng không?

Theo thông tin mình đọc được trên báo thì nếu chúng ta phải kiêng tinh bột thường xuyên thì cơ thể sẽ gặp phải rất nhiều những phiền toái. Cụ thể các phiền toái đó là gì thì mọi người tham khảo nội dung mình chia sẻ lại bên dưới nha!

hình ảnh

Dù ăn ít hay nhiều thì cũng không nên bỏ cơm trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trước hết nói tới những phiền toái mà mọi người có thể gặp phải khi bỏ cơm đó là: Làm việc mất tập trung, suy giảm trí nhớ, tụt huyết áp, mất ngủ, suy nhược cơ thể...

Trước giờ, cơm chính là món ăn chính trong các bữa ăn của chúng ta. Trong khi ngày càng nhiều lựa chọn hấp dẫn thì việc phải tính toán lượng cơm ăn mỗi ngày sao cho đảm bảo sức khỏe là điều hết sức cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cơm mỗi ngày của mỗi người phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể cũng như cường độ làm việc. Nhu cầu trung bình mỗi ngày của một người thường rơi vào khoảng 3 bát cơm, chia đều cho bữa trưa là hợp lý.

Nhưng với những người lao động nặng thì nhu cầu tinh bột sẽ cao hơn rồi. Vì vậy việc bỏ cơm hoàn toàn mà không thay thế thực phẩm giàu tinh bột khác là điều không nên vì lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta.

4 căn bệnh sẵn sàng tấn công cơ thể nếu chúng ta bỏ cơm:

1. Hạ đường huyết

Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến chúng ta cảm thấy đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến chúng ta bị choáng váng, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu,...

2. Suy nhược cơ thể

hình ảnh

Bữa ăn nên có đủ chất để cơ thể hoạt động tốt, tránh suy nhược. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Không ăn cơm hoặc ăn quá ít cơm có thể khiến cơ thể suy nhược do thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó vitamin nhóm B đặc biệt quan trọng đối với cơ thể,vì vậy thiếu nhóm vitamin này rất nguy hiểm. Mà nhóm vitamin này có nhiều trong cơm bao gồm các loại: vitamin B1, vitamin B2, niacin, folate, vitamin B6, B12, biotin và pantothenie axit…

Nó có tác dụng là sức đề kháng cho cơ thẻ, làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, hạn chế sự phát triển của tế bào, gây mất cân bằng hệ thống thần kinh.

Nhịn ăn cơm, bỏ cơm, hay bất cứ thứ gì đều không được cho là giải pháp tốt để giảm cân mà ngược lại nó còn gây ra những tác hại xấu về lâu dài như: Thiếu máu, giảm trí nhớ, viêm loét dạ dày...

3. Mất tập trung

Tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu để giúp não bộ hoạt động bình thường. Bởi vậy không ăn cơm làm cho bạn thiếu hụt tinh bột, dẫn đến khó tập trung vào học tập, làm việc.

Nếu không ăn cơm, chúng ta có khả năng mất trí nhớ. Cụ thể, một số người không ăn những thực phẩm giàu tinh bột trong vòng 1 tuần thì sẽ tổn thương trí nhớ và khả năng nhận thức. Nếu dung nạp chất đường, bột không đủ có thể sẽ làm giảm lượng đường glucose cần thiết để cung cấp cho tế bào não, từ đó ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ và học tập…

4. Mất ngủ

Nhiều người hay bỏ bữa cơm tối vì giảm cân, nhưng đó là quan niệm rất sai lầm, đặc biệt với những người lao động nặng vào ban ngày rồi mà tối còn bỏ cơm nữa thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Chúng ta có thể ăn ít nhưng không nên bỏ để cơ thể vẫn đầy đủ chất để hoạt động bình thường.

Nếu không ăn cơm sẽ dễ dàng khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn buổi tối sẽ khiến cơn đói trở nên cồn cào và bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc nữa.

5. Suy giảm trí nhớ

hình ảnh

Bỏ cơm sẽ dẫn tới suy giảm trí nhớ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (bộ môn thần kinh, Học viện Quân y 103) cho biết, hiện nay nhiều người coi các thực phẩm nhiều bột đường như cơm, mì,... là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe là một quan niệm sai lầm.

Chất bột đường (glucid/carbohydrat/glucose) là chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần. Một gam carbohydrat cung cấp 4kcal năng lượng. Nó cấu tạo nên tế bào và các mô, hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.

Đặc biệt, các glucid, glucose là chất đốt của não bộ, là nhiên liệu giúp não bộ hoạt động nên không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.

Não bộ cần một lượng đường lớn để hoạt động - 20% lượng đường dung nạp vào cơ thể. Nó cũng là chất cần thiết để cơ thể duy trì cường độ vận động, cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp.

Vì vậy nếu chúng ta không ăn cơm sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một phần tinh bột, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của não. Từ đó gây suy giảm trí nhớ. Tuy vậy, chúng ta có thể sử dụng những loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để lượng đường trong máu luôn ổn định như ngũ cốc thô, gạo không xát (gạo lứt), bánh mì đen, khoai lang, ngô,...

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết về tầm quan trọng của cơm trong cuộc sống hàng ngày như thế nào. Nhìn chung cơm là thực phẩm cần thiết hàng ngày của chúng ta, vì vậy để chúng ta vẫn nên duy trì ăn hàng ngày không nên bỏ cơm, sẽ không tốt cho sức khỏe cơ thể nha mọi người.

Nguồn tổng hợp