• Nhiều hợp chất có công dụng chữa bệnh, chẳng hạn như penicillin, ban đầu được chiết xuất từ nấm.
  • Nấm tạo ra một lượng lớn hợp chất có hoạt tính sinh học, nhiều trong số đó vẫn chưa được nghiên cứu về tiềm năng sử dụng trong y học.
  • Nấm được quảng bá là có lợi cho sức khỏe, nhưng ngành công nghiệp thực phẩm chức năng gần như không được kiểm soát và khả năng này vẫn chưa được nghiên cứu khoa học rõ ràng.
  • Một nghiên cứu gần đây cho thấy khi được tiếp xúc với các hợp chất được chiết xuất từ nấm hầu thủ, tốc độ phát triển của những tế bào thần kinh đã có dấu hiệu tăng gấp đôi.

Giới khoa học đang nghiên cứu nấm hầu thủ để xem liệu chúng có công dụng chữa bệnh hay không.

Giới khoa học đang nghiên cứu nấm hầu thủ để xem liệu chúng có công dụng chữa bệnh hay không.

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Nấm có khả năng tạo ra nhiều loại hợp chất, nhưng không phải tất cả đều đã được kiểm tra về đặc tính riêng lẻ hoặc tiềm năng chữa bệnh, dẫn đến nhiều tuyên bố vô căn cứ về hiệu quả điều trị của nấm.

Những hợp chất có dược tính vẫn chưa được xác định hoặc kiểm tra trong phòng thí nghiệm hoặc ở người, do đó thiếu dữ liệu để xác minh những khẳng định này. Vì ngành thực phẩm chức năng không được kiểm soát như ngành công nghiệp dược, nên nhiều tuyên bố được đưa ra cũng chỉ nói về việc ăn nấm chung chung hơn là tác dụng của những hợp chất cụ thể mà nấm có thể chứa.

Hericium erinaceus hay nấm bờm sư tử, đây là một loại nấm đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Lợi ích điều trị có mục đích của nó hiện đang là trọng tâm của nhiều nghiên cứu.

Những tuyên bố đã được đưa ra về lợi ích tiềm năng của loại nấm đặc biệt này trong điều trị rối loạn thoái hóa thần kinh, và có một thử nghiệm đang được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của việc dùng nấm dưới dạng viên nang, chẳng hạn như đối với những người mắc bệnh Parkinson.

Để quan sát tác dụng của nấm đối với tế bào thần kinh trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc và Úc đã chiết xuất một số hợp chất từ ​​nấm hầu thủ, cũng như thử nghiệm chiết xuất trực tiếp từ nấm.

Những phát hiện này đã được họ công bố trên Tạp chí Neurochemistry. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi CNGBio Co., một công ty trồng nấm dược liệu hữu cơ.

24361847

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Tế Bào Thần Kinh Tăng Trưởng Gấp Đôi Nhờ Chiết Xuất Nấm Hầu Thủ

Giáo sư Frédéric Meunier thuộc Viện Não Queensland, tác giả chính kiêm cựu biên tập viên của tạp chí đã chia sẻ với Medical News Today về lý do tại sao họ lại quyết định thử nghiệm loại nấm đặc biệt này:

“Tôi là một nhà sinh học thần kinh phân tử, và chúng tôi liên tục phát triển tế bào thần kinh trong đĩa cho nhiều dự án. Một trong những sinh viên trước đây của tôi, Tiến sĩ YeJin Chai đã cảnh báo tôi rằng nấm hầu thủ có thể ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, và từ đó chúng tôi đã tham gia hợp tác và thử nghiệm một số hợp chất được chiết xuất từ ​​loại nấm này.”

Ông nói: “Rõ ràng là một số hợp chất này có hoạt tính mạnh khi chúng tôi nhận ra rằng chiều dài và số lượng nhánh đã gia tăng đáng kể.”

Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đã cho những tế bào thần kinh có nguồn gốc từ phôi chuột tiếp xúc với chất chiết xuất từ ​​nấm hầu thủ trong 24 tiếng, sau đó so sánh chiều dài và sự phân nhánh của chúng với những tế bào thần kinh khác trong một nhóm đối chứng.

Họ phát hiện ra rằng những tế bào thần kinh được tiếp xúc với chất chiết xuất từ ​​nấm hầu thủ đã dài gấp đôi so với những tế bào không tiếp xúc.

Kết quả kiểm tra sâu hơn về các tế bào não vùng hải mã cho thấy các tế bào thần kinh phát triển mạnh nhất khi tiếp xúc với 4 hóa chất riêng biệt, trong đó hericen A và NDPIH có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của tế bào thần kinh.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã cho chuột dùng chất bổ sung từ nấm hầu thủ và kiểm tra trí nhớ của chúng trong một bài kiểm tra mê cung.

Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng thực phẩm chức năng được chiết xuất trực tiếp từ nấm hầu thủ đã cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ của chuột.

vxcvxzcvxzcv

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Liệu Có Nên Dùng Thực Phẩm Bổ Sung Từ Nấm?

Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor, nhà nghiên cứu về chất độc y tế, đồng giám đốc y tế và giám đốc điều hành tạm thời của Trung tâm Chất độc Thủ đô Quốc gia, người không tham gia vào nghiên cứu, gọi đây là một phần nghiên cứu hấp dẫn, nếu may mắn, có thể truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cô cũng kêu gọi cần hết sức thận trọng khi giải thích những phát hiện.

Cô nhấn mạnh: “Hiện tại, chúng tôi không biết liệu những thay đổi được ghi nhận trong các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên chuột này có được áp dụng cho con người hay không.”

“Nếu chiết xuất nấm (hầu thủ) được phát hiện là có lợi cho trí nhớ của con người, thì sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng thích hợp và thời gian điều trị cần thiết nhằm mang lại hiệu quả lâm sàng tích cực ở người.”

— Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor

Hồ sơ an toàn của những phân tử này cũng chưa rõ ràng đối với con người.

Johnson-Arbor nói với MNT rằng: “Chúng tôi cũng không biết liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào của chiết xuất nấm này khi sử dụng cho người hay không. Một số hợp chất hoạt động trên chất chiết xuất từ não có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như đau, co cứng và thậm chí là tổn thương não và không biết liệu chất chiết xuất từ nấm hầu thủ có gây tác dụng phụ tương tự ở người hay không.”

Ngoài ra, còn có vấn đề về quy định bổ sung.

Cô nói: “Ngành thực phẩm chức năng không được kiểm soát chặt chẽ và những sản phẩm được quảng cáo là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ phòng ngừa, điều trị hoặc chữa bệnh cũng không được FDA chấp thuận. Ngoài ra, chúng còn có thể chứa nhiều chất gây ô nhiễm không mong muốn hoặc những thành phần khác có thể gây nguy hiểm cho con người khi sử dụng.”

39656896

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Thử Nghiệm Trên Bệnh Nhân Alzheimer

Tiến sĩ Meunier nói rằng mục tiêu đầu tiên của nhóm là hiểu được cơ chế đằng sau những phát hiện này. Điều này đòi hỏi họ phải xác định xem những thụ thể nào trong tế bào đã liên kết với những hóa chất riêng biệt, và bằng cách nào mà chúng có thể.

Ông nói: “Tại Hàn Quốc, một thử nghiệm lâm sàng hiện đang kiểm tra hiệu quả của một số hợp chất này trên một nhóm bệnh nhân Alzheimer.”

Ông kết luận: “Tôi đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu xem những hóa chất này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của chúng ta như thế nào. Việc tìm ra thụ thể này sẽ cho phép chúng ta hiểu biết sâu hơn về cách thức mà chúng tham gia vào quá trình hình thành trí nhớ, cũng như cách tạo ra các loại thuốc tối ưu nhắm vào thụ thể này một cách chính xác.”

Có thể bạn quan tâm: Cholesterol Tốt Có Thể Làm Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh Alzheimer


Bài viết được dịch từ www.medicalnewstoday.com

Dịch giả Trinh Lê

https://anchay.vn/kien-thuc-an-chay/nam-hau-thu.html