Nhà em có cả một rặng dừa nè các mẹ nên mùa hè hầu như em toàn uống nước dừa thôi, vừa mát vừa tốt cho sức khỏe. Thế nhưng mà có một hôm trời nắng 40 độ, về nhà nóng quá em lấy nước dừa uống. Uống xong thì tự nhiên em thấy lạnh lạnh, tay chân bủn rủn như kiểu người bị tụt huyết áp ý. Chồng em thấy thế vội vàng đỡ vào phòng nghỉ ngơi, mà người cứ rét run, mệt kinh khủng luôn. Sau đấy em còn bị nôn rồi lịm đi cơ. Chồng em thấy thế sợ quá vội vàng đưa đi bệnh viện. Lúc em tỉnh thì đã ở trong viện và đang được truyền nước biển rồi. Thấy chồng em bảo là bác sĩ nhắc lần sau đi nắng về không được uống nước dừa nha.

Em không nghĩ là một thứ nước tốt như nước dừa mà cũng có thể gây ra những hệ lụy như thế này. Quá ư là nguy hiểm, đến giờ em nghĩ lại mà vẫn còn thấy sợ hãi các kiểu. Sau đấy, qua báo chí thì em mới biết là hóa ra uống nước dừa cũng có nguyên tắc riêng. Nếu uống linh tinh là cực kỳ hại sức khỏe, thậm chí còn có thể gây đột quỵ cơ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Uống ngay vừa đi nắng về

Nước dừa ngon, giàu dinh dưỡng và mát lành. Tuy nhiên, nó lại có tính hàn, thể lạnh. Vì vậy, khi bạn vừa đi ngoài nắng về, cơ thể đang ở mức nhiệt cao mà uống luôn là dễ bị đầy bụng, ớn lạnh, bủn rủn tay chân, lạnh bụng vì thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Uống trước khi đi ngủ

Thành phần của nước dừa chủ yếu là nước và kali, chúng có công dụng như một chất điện giải. Tuy nhiên, nếu uống vào buổi tối trước khi đi ngủ lại khiến bạn bị căng bụng, lợi tiểu. Do đó, bạn sẽ phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống do thiếu ngủ. Đặc biệt, việc dậy giữa đêm còn khiến bạn có thể bị trúng gió, đột quỵ.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị mệt mỏi, cơ thể rã rời, đuối sức, tăng nguy cơ bị cảm lạnh.

Đang bị cảm lạnh, hen suyễn

Người đang bị cảm lạnh, hen suyễn cần tuyệt đối tránh uống nước dừa. Bởi lúc này cơ thể đang rất yếu ớt, không chịu được những thực phẩm có tính hàn như nước dừa. Nếu cố tình uống sẽ khiến bệnh nặng thêm. Ngoài ra, khi đang bị tiêu chảy, lạnh bụng, đau bụng cũng không được uống vì dễ bị mất nước, suy nhược cơ thể.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bị huyết áp thấp

Vì nước dừa có tính hàn nên nó chỉ thích hợp với những người cao huyết áp. Với người huyết áp thấp mà còn uống nước dừa thì lượng kali trong đó có thể khiến huyết áp hạ xuống thấp, gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, tay chân bủn rủn… Nếu không được sơ cứu kịp thời, bạn có thể ‘đi’ do huyết áp thấp dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nước dừa đúng là rất tốt cho phụ nữ mang thai, có thể bổ sung thêm nước ối. Dân gian còn truyền tai nhau rằng mẹ bầu uống nước dừa thì con sinh ra trắng trẻo, bụ bẫm. Thế nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu bạn uống trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, chị em tuyệt đối không được uống vì nước dừa có tính hàn, nó có thể gây ngộ độc, không tốt cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, vì nước dừa có tính hàn nên sẽ làm quá tình chuyển hóa bị suy giảm, cơ thể có khả năng bị lạnh và xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa. Hơn nữa, trong nước dừa có hàm lượng chất khoáng cao, đồng thời cũng chứa chất béo. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu lại thường hay ốm nghén, nôn, chán ăn. Nếu uống nước dừa thì rất dễ bị đầy bụng, buồn nôn. Điều đó khiến chị em càng thêm mệt mỏi.

Uống thường xuyên

Nước dừa có hàm lượng calo cao. Uống 2 quả dừa tương đương với nửa bát cơm (khoảng 140kcal). Để tiêu thụ lượng kcal này bạn cần đi bộ 45 phú hoặc đạp xe 20 phút. Vì thế, nếu chị em muốn giảm cân thì tốt nhất không nên uống nhiều. Với người bình thường cũng không nên uống quá 1 – 2 quả để tránh tình trạng bị thừa cân.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bé dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chưa hoàn thiện. Do đó, nếu bé dưới 6 tháng uống thì dễ bị đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho con.

Người mắc bệnh thận

Vì nước dừa có tính lợi tiểu nên nếu bạn bị bệnh thận, phù ứ nước trong cơ thể thì nên tránh xa nước dừa. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nguồn: tổng hợp