Sữa đậu nành được coi như là “thần dược” đối với phụ nữ. Nhưng thay vì làm theo cách truyền thống, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm sữa hạt đậu nành bằng máy ép chậm nhanh gọn và đơn giản nhất nhé.

Mẹo làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm

⊕ Sữa Hạt Là Gì? Tác Dụng Của Sữa Hạt Đậu Nành 

» Khái niệm sữa hạt

Sữa hạt có thể hiểu đơn giản là sữa được chế biến từ các loại hạt được chọn lọc từ nguyên liệu tự nhiên. Có rất nhiều loại hạt khác nhau được dùng làm sữa và trong thành phần của chúng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe có thể kể tên như: Hạt đậu nành, hạt mè đen, bắp ngô, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân…

»8 Lợi ích tuyệt vời của sữa hạt đậu nành

  • Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Các chất trong hạt đậu nành có đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ sự phát triển cần thiết của cơ thể. 
  • Đẹp da: Hạt đậu nành đặc biệt tốt với phụ nữ vì trong đó có chứa các thành phần giúp loại trừ tế bào chết, tăng độ đàn hồi cho da và giúp da sáng mịn hơn
  • Chống lão hóa: Acid béo omega 3 và omega 6 cùng các chất oxy hóa có trong hạt đậu nành sẽ hạn chế quá trình lão hóa giúp bạn giữ được làn da trẻ trung, mịn màn.

Lợi ích của sữa hạt đậu nành

  • Hỗ trợ giảm cân: Do trong đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho con người nhưng lại có lượng calo thấp. Vì vậy rất thích hợp cho những chị em có nhu cầu giảm cân.
  • Ngăn ngừa bệnh: Trong đậu nành có chứa chất giúp làm giảm lượng LDL-cholesterol trong máu và cục máu đông. Do vậy phòng được nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não. Đậu nành còn có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường và loãng xương rất hiệu quả.
  • Tốt cho người tiền mãn kinh và mãn kinh: Sữa đậu nành hay các thực phẩm từ đậu nành giúp làm giảm các triệu chứng tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh vì nó nạp được lượng hormon nữ estrogen cho cơ thể mà giai đoạn này thiếu hụt.
  • Hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Trong đậu nành chứa các vitamin A, B1, B2, D… và các men có ích cho hệ tiêu hóa đường ruột. 
  • Hỗ trợ hệ tim mạch: Các chất béo bão hòa và không chứa cholesterol trong đậu nành làm ức chế sự vận chuyển cholesterol đi vào máu, từ đó hạn chế làm cho hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.

⊕ Cách Làm Sữa Hạt Đậu Nành Bằng Máy Ép Chậm 

Nguyên liệu: Đậu nành (~125g), đường, nước (1L).

♦ Cách Chọn Nguyên Liệu Chuẩn

Cách chọn hạt đậu nành

Để làm sữa hạt đậu nành bằng máy ép chậm ngon chuẩn vị, đầu tiên bạn chọn đúng nguyên liệu tươi ngon:

  • Nên chọn hạt đậu tươi còn nguyên vỏ, không bị mốc hay nảy mầm
  • Hạt có màu sắc tươi, màu trắng ngà, kích thước vừa phải không quá to cũng không quá nhỏ
  • Đậu nành chất lượng thường có màu ngả vàng sẫm, vỏ ngoài bóng bẩy, căng đầy.
  • Không chọn những hạt bị vỡ nát, có các đốm đen trên bề mặt.

Các Bước Chế Biến 

Ngâm hạt đậu nành: Khi mua về bạn rửa sạch hạt với muối và để khô tự nhiên. Sau đó ngâm trong nước khoảng 8 tiếng. Đậu sau khi ngâm xong sẽ nở ra to hơn, mềm và căng mọng.

♦ Tiến Hành Làm Sữa Từ Hạt Đậu Nành

Cách làm sữa hạt đậu nành

Đầu tiên sau khi ngâm bạn rửa sơ lại với nước thêm một lần nữa và để ráo. Tiếp đó để đậu ra tô cho nước vào khoảng 500ml (nữa lít).

Dùng vá múc đậu trong tô cùng 1 chút nước từ từ cho vào máy ép chậm cho đến khi hết đậu.

Khi ép xong lần 1 lấy bã đậu cho vào lại tô nước lúc nảy, trộn đều với phần nước còn thừa để tiếp tục ép lại một lần nữa.

Bạn có thể tiếp tục lấy phần bã và cho thêm 250ml nước để ép tiếp lần 3.

Sau khi hoàn tất các bước trên bạn vớt bọt và lấy rây lọc để lọc lại sữa đậu nành trước khi nấu.

Cho sữa đậu nành cùng 250ml nước vào nồi, rồi đun lên khoảng 10 – 15 phút với lửa nhỏ. Khi sữa dậy mùi thơm là thành công. 

Lưu ý: trong lúc đun nên khuấy nồi sữa để không bị khét đáy nồi. Tùy vào khẩu vị sau khi nấu xong bạn có thể cho thêm đường, sữa tươi hoặc sữa đặc.

♦ Bảo Quản Sau Khi Nấu

Thông thường thì đậu nành tự nấu không để được quá lâu, tốt nhất là nên dùng trong 24h. Sau khi nguội thì nên để trong tủ lạnh.

⊕ Một Số Vấn Đề Thường Gặp Khi Làm Sữa Đậu Nành Bằng Máy Ép Chậm

Máy Ép Chậm Bị Kẹt Bã Thì Xử Lý Ra Sao?

Máy ép chậm bị kẹt bã thì xử lý như thế nào?

⇒ Máy ép bị kẹt do lưới lọc bị tắt

Khi máy bị kẹt bã do ép quá nhiều và nước chảy ra không đều thì đầu tiên bạn nên tắt máy và rút dây điện. Tiếp đó tháo lưới lọc rửa sạch những bã bị kẹt dưới vòi nước. Sau đó lấy khăn lau khô và gắn vào máy là máy sẽ chạy như bình thường.

Để hạn chế tình trạng trên bạn có thể ép theo nguyên tắc “mềm – cứng – mềm – cứng” để lưỡi dao có thể hoạt động tốt nhất, đồng thời hạn chế bã bám vào lưới lọc.

⇒ Máy ép chậm kẹt không mở nắp được

Một số máy ép chậm có chức năng đảo ngược bằng cách nhấn vào nút điều khiển, làm cho máy đẩy bớt lượng nguyên liệu bạn đã cho vào. Tiếp đó, từ từ mở nắp máy ra.

Trong trường hợp vẫn không mở được nắp thì bạn có thể cho một ít nước vào máy để pha loãng phần bã (nhiều bã hoặc do bã đặc và khô quá nên bị kẹt), khi đó là bạn đã có thể mở nắp ra.

⇒ Máy ép bị kẹt lưỡi dao

Để hạn chế được tình trạng này bạn nên cắt nhỏ nguyên liệu sơ chế trước khi đưa vào máy. Độ cứng của rau củ quả cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay của máy. Đồng thời thì không nên ép quá nhiều so với dung tính mà máy có.

Làm Sữa Hạt Bằng Máy Ép Chậm Khác Máy Ép Thường Chỗ Nào? 

Ưu điểm của làm sữa hạt bằng máy ép chậm là tốc độ ép vừa phải làm cho máy không sinh nhiệt gây phá hủy chất dinh dưỡng của hạt. Từ đó mà giữ được nguyên vẹn dưỡng chất có trong nguyên liệu

Máy ép chậm sẽ ép kiệt bã hơn cho ra lượng nước ép nhiều hơn 1,5 lần so với máy ép thông thường. Giúp bạn tiết kiệm được nguyên liệu, tối ưu thành phẩm. 

Phần nước ép sau khi ép cũng không bị phân tầng, oxy hóa hay nổi bọt.

Máy ép chậm có thể hoạt động liên trong thời gian dài. Máy ép thông thường hoạt động lâu sẽ bị nóng và dễ hư hỏng. Còn máy ép chậm có thể hoạt động liên tục lên tới 30 phút tùy loại máy. Điều này giúp bạn ép hạt với số lượng lớn thuận tiện hơn.

Thời gian bảo hành và tuổi thọ của máy ép chậm cũng cao hơn nhiều so với máy ép thông thường. Tuổi thọ cao gấp 5 lần máy ép thông thường và bảo hành từ 2 – 5 năm (máy ép thông thường từ 6 tháng – 2 năm).

Xem chi tiết: Sự khác nhau giữa máy ép nhanh và máy ép chậm

Nên Mua Máy Làm Sữa Hạt Hay Máy Ép Chậm?

Đầu tiên ta phải hiểu rõ công dụng chính của máy ép chậm là ép rau củ, hoa quả… Còn máy làm sữa hạt là máy chuyên dụng để làm sữa từ hạt. Cho nên cho dù có thể ép hạt thì đó cũng là công dụng phụ của máy ép chậm (một số máy kém chất lượng giá rẻ thì không thể) không thể tốt bằng máy làm sữa hạt được.

Vậy nên tùy vào nhu cầu và mục đích dùng của bạn sẽ có lựa chọn phù hợp

Đối với các bạn chủ yếu thích uống nước ép từ rau, quả… Thỉnh thoảng muốn uống nước ép từ hạt thì có thể dùng máy ép chậm.

Còn muốn cho ra một ly sữa hạt tốt nhất thì vẫn nên chọn máy làm sữa hạt.

Ngoài Đậu Nành Thì Máy Ép Chậm Có Thể Ép Được Các Loại Hạt Khác Không ?  

Làm sữa hạt bằng máy ép châm khác máy ép thường chổ nào?

Hầu hết các máy ép chậm chất lượng thì đều có thể làm được sữa hạt từ đậu nành và các loại hạt khác nữa như: hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, sen

Ngoài ra máy ép chậm còn ép được đa dạng nguyên liệu từ rau củ đến hoa quả kể cả rau củ mềm và cứng. Một số máy ép còn trang bị chức năng làm kem từ trái cây đông lạnh.

Trên đây là mẹo làm sữa hạt đậu nành bằng máy ép chậm ngon, chuẩn mà đơn giản tại nhà. Hy vọng bạn bỏ túi được bí quyết này để làm ra món sữa hạt đậu nành ngon nhất. Ngoài ra thì máy ép chậm còn có nhiều công dụng khác, bạn có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết phía dưới.