Hôm qua bà chị dâu ở Tuyên Quang xuống chơi mang cho gần 20kg cân măng tươi nhà làm. Nhìn vừa ngon, vừa thèm dã man mà đang bầu bí không dám bon chen các mẹ ạ. Em cũng tính liều ăn vài bữa chắc chả sao đâu nhưng mẹ chồng và chồng nhất quyết không cho ăn nên đành bóp mồm, bóp miệng.

Mẹ chồng sợ để nhà ăn con dâu lại thèm nên mang hết đi chia cho mọi người, nghĩ mà cứ tiếc. Nhưng thôi cũng may chị ạ, em tìm hiểu thấy bầu bí là không nên ăn măng đâu, kiêng được tốt nhất nên kiêng cho yên tâm ạ.

Mà không chỉ mỗi bầu bí đâu, nhiều người cũng thuộc diện không nên ăn măng lắm. Các mẹ tham khảo thông tin em tổng hợp bên dưới để nắm rõ hơn ạ.

Theo Đông y thì măng là món ăn tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn, thậm chí ăn nhiều còn gây nguy hiểm.

Giá trị dinh dưỡng

Măng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú, giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose. Đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Đối tượng không nên ăn măng

1. Phụ nữ mang thai

Ngoài dinh dưỡng măng cũng chứa nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Thực tế đã có nhiêu mẹ bầu ăn măng và bị ngộ độc ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi. Vì thế mẹ nào bầu tốt nhất nhịn mồm miệng vì con nhé.

2. Người bị bệnh gút

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khi bị bệnh gút, chúng ta cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

3. Trẻ lứa tuổi dậy thì

Măng tre chứa lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Nếu kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Trẻ tuổi dậy thì ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế, các mẹ lưu ý điều này nhé vì chiều cao của con là vô cùng quan trọng đấy ạ.

4. Người bị sỏi thận

Axit oxalic kết hợp với canxi có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.

5. Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng đâu ạ.

6. Người dùng aspirin thường xuyên

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Cách khử độc trong măng tươi

Măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, chúng ta nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống nhé. Các cách cụ thể như sau:

- Bóc hết vỏ măng, rửa sạch đất cát, có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

- Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

- Bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, vớt rau ngót ra. Sau đó đổ nước lạnh vào, và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

Nguồn tổng hợp