Mọi biết ung thư (UT) từ đâu mà ra không? Phần lớn là do thói quen ăn uống mà ra đó. Bây giờ xã hội phát triển hơn đi kèm theo đó là việc ăn uống của mọi người cùng “buông thả” tùy tiện hơn nữa. Chưa kể thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng tràn lan lại càng nguy hại tới sức khỏe hơn.

Vậy những thói quen gì mà mọi người thường dễ mắc phải nhất trong quá trình ăn uống để ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa? Chắc chắn nhiều người còn không biết đâu.

Theo thông tin mình đọc được trên báo thì có những thói quen rất nhiều người hay mắc, thậm chí còn mắc thường xuyên nữa. Mình xin phép chia sẻ lại bên dưới để mọi người tham khảo xem mình có trong số đó không nha!

hình ảnh

Ăn nhiều đường và chất béo trong thời gian dài dẫn tới UT đường tiêu hóa. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

1. Chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo

Theo đó, nghiên cứu mới chỉ ra chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ UT đường tiêu hóa.

Chế độ ăn uống rất quan trọng và có ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe não bộ và thậm chí cả ham muốn. Về lâu dài, chế độ ăn uống còn có thể tác động đến sức khỏe tổng thể của một người.

Trong nghiên cứu đã được công bố, các nhà nghiên cứu đã quan sát 27.000 tế bào ruột của các con chuột tham gia thử nghiệm. Một số con chuột được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo, nhiều đường mô phỏng theo chế độ ăn phương Tây, trong khi những con khác được cho ăn theo chế độ có kiểm soát.

Sau các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào gốc trong ruột của những con chuột được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo và nhiều đường phân chia nhanh hơn. Họ lưu ý rằng sự phân chia nhanh này có thể thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của bệnh UT đường tiêu hóa (GI).

UT đường tiêu hóa theo lý giải của Yale Medicine, là một thuật ngữ bao gồm nhiều loại UT về đường tiêu hóa, như UT thực quản, UT dạ dày, UT đại trực tràng, UT tuyến tụy và UT gan cùng nhiều loại khác. Vì nghiên cứu chỉ được thực hiện trên loài chuột nên kết quả thu được hy vọng sẽ giúp kêu gọi mọi người thay đổi chế độ ăn uống để góp phần chống lại các bệnh UT nguy hiểm đường tiêu hóa.

Ngoài ra 1 chế độ ăn khoa học không chỉ giảm thiểu đượcUT mà còn có lợi cho đường ruột hơn, có thể giúp chúng ta bảo vệ hệ thống quan trọng này của cơ thể, giảm nguy cơ mắc một loạt các triệu chứng nguy hiểm khác.

Theo chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe đường tiêu hóa: Khi chúng ta ăn, chúng ta không chỉ ăn cho mình mà còn đang nuôi hàng nghìn tỉ vi khuẩn sống bên trong đường ruột, còn được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột.

Chế độ ăn lý tưởng nhất cho một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh theo gợi ý của chuyên gia nên bao gồm: Các loại rau củ tươi và ít chế biến như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch như hạnh nhân, óc chó, hạt điều...

2. Không ăn đủ 3 bữa 1 ngày

Người luôn ăn đủ 3 bữa trên ngày sẽ có nguy cơ mắc UT về đường tiêu hóa thấp hơn những người thường xuyên ăn không đủ bữa, đặc biệt là người nhịn bữa sáng.

Dạ dày sẽ khoẻ mạnh và hoạt động tốt khi chúng ta tuân thủ theo 1 chế độ ăn trong 1 khung giờ giấc cố định. Khi chúng ta ăn đúng giờ làm việc của dạ dày, nó sẽ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn, không bị tổn thương.

Nếu bận quá không có thời gian ăn 1 bữa đàng hoàng thì có thể ăn nhẹ món gì đó để dạ dày không quá đói, đừng nên nhịn hẳn để dạ dày trống không nha mọi người.

3. Thường ăn thức ăn khi còn nóng

hình ảnh

Ăn đồ ăn khi còn quá nóng dễ làm hỏng dạ dày. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Thức ăn nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày của chúng ta vì niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương khi tiêu hoá thức ăn có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C nha mọi người.

Ăn như vậy sẽ gây bỏng dạ dày và, từ đó dẫn đến các chứng UT. Tốt hơn là nên hạn chế ăn thức ăn quá nóng, từ 50 độ C trở lên vì chúng gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Ăn nhiều đồ chiên rán

Dầu ăn chiên đi chiên lại ở nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ khiến người ăn bị các UT đường tiêu hóa cao hơn người bình thường. Ở nhiệt độ cao, dầu sẽ biến tính, tạo thành chất độc, chất độc đó được tích tụ lại, trở thành thực phẩm gây UT dạ dày nói riêng và nhiều dạng UT khác.

Trong quá trình chiên rán sẽ sản sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), đây đều là các hợp chất gây UT dạ dày vô cùng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất là chúng ta không nên ăn những loại dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần và các thực phẩm chiên rán

5. Ăn thường xuyên các loại rau củ muối chua, đồ quá mặn

hình ảnh

Không nên ăn nhiều rau củ muối chua. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Thực phẩm chứa nhiều muối cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm gây UT đường tiêu hóa. Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, ăn mặn tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển, là nguyên nhân gây UT dạ dày hàng đầu.

Ngoài ra, các loại rau củ muối chua như cà muối, dưa muối… cũng có hại cho dạ dày nếu ăn nhiều. Bởi vì không chỉ có vị chua, chúng còn chứa axit, khi vào cơ thể khiến dạ dày bị tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là loét dạ dày, UT dạ dày.

6. Thường xuyên uống đồ uống chứa cồn

Các loại nước uống chứa cồn như bia, rượu sẽ làm tăng nguy cơ gây UT đường tiêu hóa.

Lý do là khi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu bia được oxy hóa thành acetaldehyde, là 1 chất gây UT bằng cách gây tổn thương gene. Ngoài ra, bản thân cồn và các chất độc hại trong rượu bia khi đi vào dạ dày qua thực quản cũng đã gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, lâu ngày dễ dẫn đến hình thành UT.

Những thông tin trên mình tham khảo được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, ăn uống không đúng cách sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, nguy hiểm nhất là UT. Vì vậy mọi người  nên chọn cách ăn khoa học, đảm bảo sức khỏe để sức khỏe đường tiêu hóa được duy trì bền vững.

Nguồn tổng hợp