Nhà mình cứ mùa nào thứ ấy nên sáng nay ra chợ thấy có bác bán hồng ngon quá mình mua tận 3kg liền cả xanh lẫn chín để về cho bọn trẻ ăn dần. Được cái mấy đứa nhà mình đều thích ăn nên không lo ế. Tuy nhiên vừa đến cơ quan mình vào mạng thì đọc được câu chuyện về một bé gái qua đời sau khi ăn hồng, mà tự nhiên thấy mình quá bất cẩn quá. Mỗi ngày cứ hồn nhiên cho con ăn mà không chịu tìm hiểu kỹ gì.

Sự việc đau lòng xảy ra ở thị trấn Đại Cang (Quảng Châu, Trung Quốc), bé gái 3 tuổi và người chị của mình (9 tuổi) đang ngủ say thì 12h đêm đột nhiên xuất hiện triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng. Vì ở nhà không có thuốc nên người cha rót 2 ly nước lọc cho các con uống và bảo các con nghỉ ngơi.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tuy nhiên đến 4h đêm, tình trạng nôn trớ của 2 chị em càng nghiêm trọng nên người cha đã ngay lập tức đưa con đến bệnh viện y tế địa phương để kiểm tra. Tại đây bác sĩ sau khi nhìn thấy tình trạng của 2 đứa trẻ, chỉ dùng biện pháp đơn giản là tiêm và cho về.

Thế nhưng ngay trong đêm hôm sau, 2 em bé lại quấy khóc, bố mẹ lại vội đưa đến trung tâm y tế địa phương. Lúc này, bé gái 3 tuổi đang nguy kịch, chức năng của các cơ quan trong cơ thể đã chuyển biến xấu bé qua đời ngay sau đó. Còn bé gái 9 tuổi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên và đã qua cơn nguy kịch.

Vậy vì sao bé gái 3 tuổi qua đời chỉ sau cơn đau bụng và nôn trớ? Để biết nguyên nhân 2 bé gái xảy ra tình trạng đau bụng và nôn trớ bất thường, nghiêm trọng hơn là 1 bé đã không thể qua khỏi, các bác sĩ đã tìm hiểu và được biết, trước khi xảy ra sự việc đau lòng 3 ngày, cả 2 bé đã ăn cua và quả hồng.

Bác sĩ giải thích, mặc dù quả hồng và cua đều là những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, 2 loại thực phẩm này đều là thực phẩm có tính lạnh, nếu trẻ có chức năng tiêu hóa kém ăn vào sẽ bị tiêu chảy nặng, ngộ độc. Nếu không được điều  trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng rất khó lường.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Hồng là 1 trong những trái cây ngọt ngon, dễ ăn và bổ dưỡng, nhưng các mẹ nhớ những đại kỵ khi ăn như sau nha:

Không ăn hồng khi ăn canh cua

Chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa. Từ đó có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Thậm chí chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm.

Không ăn hồng sau khi ăn trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng có thể gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.

Không ăn hồng khi uống rượu

Rượu sau khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, nếu lúc đó chất tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

Không ăn hồng cùng thịt ngỗng

Hàm lượng protein cao trong thịt ngỗng khi kết hợp với chất tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể mất mạng.

Không ăn hồng khi bụng đói

Chất tanin và pectin trong quả hồng có thể gây sỏi thận nếu ăn khi bụng đang đói.  Điều này bởi khi dạ dày không có thức ăn, quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, hình thành sỏi. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu...

Ngoài ra, các mẹ cũng cần nhớ các loại quả không nên ăn cùng nhau nha:

+ Dưa vàng ăn cùng chuối có thể gây suy thận


+ Đu đủ ăn cùng chanh có thể gây thiếu máu, ảnh hưởng tới khả năng phát triển trí não của bé.


+ Dâu tây ăn cùng anh đào có thể gây nóng


+ Dưa hấu ăn cùng trái cây nhiều dầu có thể gây nôn mửa


+ Chuối ăn cùng ổi không tốt cho hệ tiêu hóa


+ Mơ ăn cùng dưa chuột không có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng


+ Chanh ăn cùng táo gai/cam không tốt cho dạ dày


+ Chuối ăn cùng dưa hấu có thể gây rối loạn nhịp tim


+ Lựu ăn cùng quả mơ gây hại dạ dày

Nguồn: Tổng hợp