Dầu ăn là thứ cần thiết với đời sống hàng ngày nhưng mà nếu dùng không đúng cách thì rất nguy hiểm luôn. Vì mình đọc báo thấy nếu vướng phải một số sai lầm thì sẽ khiến dầu ăn bị biến chất, sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe đó ạ. Trước kia thật ra mình đọc báo thấy cũng cảnh báo nhiều nhưng mình không có tin đâu. Tới khi trong họ nhà mình cũng có người bị ung thư vì phạm phải điều cấm kỵ khi dùng dầu ăn. Lúc này mình mới thực sự tin và không dám phạm phải nữa. Các mẹ xem rồi nhà ai mà còn giữ mấy thói quen này thì bỏ đi càng sớm càng tốt, chứ không là nguy hiểm lắm đó.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao

Nhiều người hay có thói quen chờ tới khi dầu sôi bốc khói rồi mới cho thức ăn vào để xào, rán. Đây là cách làm rất phản khoa học. Bởi khi dầu bị đun nóng ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Từ đó rạo ra các peroxit độc hại, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Vì thế, các chuyên gia khuyên rặng bạn nên làm nóng chảo rồi cho dầu vào. Sau đó dùng đầu đũa gỗ chạm vào, nếu thấy có bóng sủi răm nhỏ thì nên cho thực phẩm vào luôn.

Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán thì tốt nhất hãy bỏ đi, đừng tái sử dụng nữa. Lý do là vì sau khi được rán nó đã dính mùi của thức ăn cũ. Khi dùng để tiếp tục chế biến, nó sẽ có mùi khét, làm mất hương vị thơm ngon của thực phẩm.

Đặc biệt, nếu dùng nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài thì dầu ăn sẽ bị sản sinh ra transfat gồm: aldehyde, fatty acid oxide. Đây là một chất có hại cho sức khỏe, nó có thể phá hủy men tiêu hóa gây khó tiêu, đau bụng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư…

Bên cạnh đó, tái sử dụng dầu ăn còn làm giảm giá trị của dầu, phá hủy vitamin có sẵn trong đó. Đó là chưa kể, cặn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu cũng sẽ là tác nhân gây hại cho sức khỏe bạn.

hình ảnh

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: Internet

Dùng dầu ăn để lâu

Không ít người để tiện và tiết kiệm thì sẽ chọn mua chai dầu ăn to vì cho rằng dầu ăn không bị mốc thì để bao lâu cũng được. Thế nhưng trên thực tế là sau khi mở nắp ra và tiếp xúc với không khí thì dầu ăn sẽ sản sinh ra peroxit, nấm mốc và thậm chí là aflatoxin làm suy giảm chức năng gan thận và nội tạng khác. Do đó, bạn nên hạn chế để dầu ăn quá lâu. Sau khi mở nắp thì nên dùng dầu ăn trong vòng 3 tháng.

Chỉ ăn mỗi dầu ăn chứ không dùng mỡ lợn

Dầu thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin, axit béo thiết yếu. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ luôn mỡ lợn không dùng nữa. Bởi mỡ động vật có chứa nhiều axit béo bão hòa. Đây là thứ mà dầu ăn khó mà cung cấp được.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: Với người khỏe mạnh thì nên dùng song song dầu thực vật và mỡ lợn. Với người bị béo phì, cholesterol cao, nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… thì chỉ nên dùng dầu thực vật.

Có bệnh nhưng vẫn ăn dầu thực vật như bình thường

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Những người bị bệnh liên quan tới lipid máu hoặc cân nặng bất thường thì nên chú ý tới việc lựa chọn dầu ăn. Bạn nên bỏ ngay dầu mình vẫn dùng mà thay bằng loại dầu thực vật có hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao. Hơn nữa, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ tối đa 25gr/ngày mà thôi, không được dùng ‘thả phanh’ như khi còn khỏe.

Chỉ ăn duy nhất 1 loại dầu ăn

Nhiều gia đình thường chỉ dùng duy nhất 1 loại dầu ăn. Tuy nhiên, trên thực tế thì bạn nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau. Tốt nhất là nên dùng mỗi loại một thời gian vì không phải loại dầu ăn nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong căn bếp của gia đình bạn nên có 2 loại dầu. Một loại là dùng để chiên, rán còn một loại chỉ dùng với món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống, làm salad… Đây là loại dầu giúp bạn hấp thụ tốt các loại vitamin trong thực phẩm. Đồng thời bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho món ăn.

Nguồn: Tổng hợp