Cuộc sống càng nhanh đồng nghĩa với việc nhiều người chủ quan về bữa ăn cũng như quan tâm tới dạ dày của chính bản thân mình. Bản thân em là 1 ví dụ, ăn uống thất thường, bữa sáng 10h mới ăn, 2h ăn chiều, tối thậm chí chẳng ăn cơm. Đã vậy suốt ngày thích uống nước ngọt và trà sữa. Kết quả hiện tại em đang phải điều trị đau dạ dày khi mới 22 tuổi.

Bản thân e đã rất hối hận vì vậy những ai đang có những thói quen xấu giống em thì nên bỏ ngay đi ạ. Y học cổ truyền phương Đông gọi dạ dày là "quản lý nhà kho" bởi nó là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, có tác dụng tích trữ và tiêu hóa thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày? Em đã tìm hiểu được 4 loại nước mà dạ dày cực thích nếu chúng ta uống thường xuyên, các mẹ có thể áp dụng để nâng cao sức khỏe dạ dày của mình nhé.

1. Đinh hương ngâm trong nước

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đinh hương vốn là dược liệu rất tốt. Trà đinh hương có tác dụng làm ấm dạ dày, thích hợp nhất cho những người bị dạ dày lạnh (thiếu dương khí).

Loại trà này giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày, vì vậy nó thường được sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn. Trà đinh hương cũng có các chất phenolic và dầu dễ bay hơi ức chế sự phát triển của vi khuẩn miệng và viêm miệng, loại bỏ mùi hôi miệng và duy trì hơi thở thơm mát.

Tuy nhiên, chúng ta không nên uống quá nhiều loại nước này bởi nó có thể dẫn đến suy nhược cơ thể nhé.

2. Trà bồ công anh

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bồ công anh có vị ngọt, đắng nhẹ, có giá trị dược liệu cao, có thể giúp điều trị viêm dạ dày và nhiễm trùng đường hô hấp. Bồ công anh có tính hàn, tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể rất tốt, cải thiện mụn trứng cá và bệnh chàm do nóng gan quá mức.

Trong bồ công anh chứa kali, có thể loại bỏ phù nề, giảm bọng cơ thể và thúc đẩy cơ thể loại bỏ nước dư thừa. Trà bồ công anh chứa rất nhiều vitamin với hàm lượng vitamin C lớn, có tác dụng làm trắng da và loại bỏ tàn nhang.

Tuy nhiên, người thiếu dương và bị cảm lạnh, có lá lách và dạ dày yếu thì không thích hợp để uống loại trà này.

3. Trà lúa mạch

Sau khi chế biến, lúa mạch có thể dùng để pha trà. Lúa mạch chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể con người: Như protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Trà lúa mạch còn chứa amylase, có thể tăng tốc nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống trà lúa mạch thường xuyên giúp cải thiện khả năng bài tiết pepsin và axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và ợ hơi.

1 tác dụng nữa là nước này giàu chất xơ, có thể làm giảm triệu chứng táo bón. Vào mùa hè, uống trà lúa mạch có thể làm giảm nhiệt, lợi tiểu và tăng cảm giác ngon miệng.

Lưu ý: Bệnh nhân bị loét dạ dày và tiết axit dạ dày quá mức không nên uống loại nước này.

4. Trà kiều mạch

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kiều mạch có vị đắng, tác dụng tốt cho dạ dày, với các tác dụng phổ biến nhất bao gồm thanh nhiệt, cải thiện sức khỏe lá lách, giảm sưng.

Các nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng trong trà kiều mạch giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người, đặc biệt với những người miễn dịch yếu. Kiều mạch còn giàu chất xơ, có thể tăng tốc độ vận động của đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và trì hoãn lão hóa.

Bột kiều mạch rất dễ ăn, các mẹ chỉ cần ngâm chúng trong nước nóng khoảng 5 phút là có thể sử dụng. Có thể kết hợp bột kiều mạch với trà để tăng mùi thơm, giảm lipid máu, loại bỏ ứ máu.

Nguồn tổng hợp