Giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Dù mẹ chọn phương pháp ăn dặm nào cho con đi chăng nữa thì một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đa dạng và phong phú sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng và thích thú khi bắt đầu làm quen với thức ăn.Theo đó, mẹ có thể chọn cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thật phù hợp bên cạnh đó hãy luôn đảm bảo cung cấp đủ các chất cần thiết cho trẻ như kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin C…

1. Kiến thức cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

hình ảnh

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.

Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.

Lượng thức ăn dặm: 2 bữa/ngày


Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé


Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:

Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)


Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)


Thịt lợn, thịt gà nạc, tôm…

Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3 – 4 lần nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà bắt đầu tăng dần theo thời gian ăn dặm. Để phát triển tốt, khi đang tập cho trẻ ăn dặm vẫn cần được tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách. Cụ thể là cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình.

Vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong món ăn dặm


Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm là giai đoạn hết sức quan trọng, khi cho trẻ ăn dặm cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé phát triển tốt. Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D3, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, kẽm oxit, sắt… đây đều là những vi chất quan trọng giúp bé tăng sức đề kháng, không bị nóng trong, tăng kích thích ăn ngon miệng… Mẹ hãy có một thực đơn thật khoa học và tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Món cháo cà rốt cho bé ăn dặm
hình ảnh

Nguyên liệu:

2 muỗng cháo trắng khoảng 30ml


2 muỗng cà rốt


Dầu ăn

Cách thực hiện:

Cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn và rây qua lưới lấy khoảng 10ml


Sau đó cho vào cháo trắng tán nhuyễn, thêm dầu ăn

  • Cháo tôm, rau cải
hình ảnh

Nguyên liệu:

Nửa bát cháo trắng


3 con tôm


1 nắm rau cải (lấy phần lá)


Dầu ăn

Cách thực hiện:

Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch


Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng


Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm


Khi gần chín mới cho rau cải vào.


Khuấy đều đợi 1 lúc là được.

  • Cháo gà nấm
hình ảnh

Nguyên liệu:

+ Thịt gà 50g, gạo 40g


+ Nấm rơm, hành khô, mùi thơm, hành hoa, gừng


+ Muối, dầu ăn dặm cho bé.


Cách nấu:

+ Bước 1: Thịt gà băm nhỏ. Gạo ngâm sạch rồi đem nấu.


+ Bước 2: Nấm rơm rửa sạch, bóp nhẹ cho ra bớt nước, thái miếng nhỏ vừa bé ăn.


+ Bước 3: Phi thơm hành khô, cho nấm vào đảo đều cho thơm, trút chỗ thịt băm vào đảo cho chín, cho cháo đã hầm nhừ vào. Đun đến sôi trở lại là được, có thể thêm chút mùi thơm, hành hoa cho thay đổi mùi vị.

Hi vọng bài viết này đã cung câp cho mẹ những thông tin hữu ích, chúc mẹ thành công trong hành trình làm mẹ đầy vất vả nhưng cũng thật hạnh phúc và ý nghĩa này nhé.

Chúc các bé hay ăn mau lớn!