1️⃣ Cho bé ăn dặm sai thời điểm


- Đôi khi Bố Mẹ, ông bà hiểu sai nhu cầu của con khi thấy con gặm tay hay nhìn theo khi người khác ăn mà nghĩ rằng con đang cần ăn. Hoặc mong muốn con mau cứng cáp nên quá vội vàng cho con ăn dặm từ dưới 6 tháng. Việc làm này chẳng những không giúp bé tăng cường sức khỏe mà còn “hành hạ” dạ dày bé. Vì dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa vẫn còn rất non nớt, chưa đủ sức “xử lý” các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.


- Bên cạnh đó, Mẹ cũng không nên cho con ăn dặm quá trễ, vì sau 6 tháng bé cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn ngoài sữa Mẹ, nhất là sắt. Thế nên, để cho bé ăn dặm đúng cách Mẹ phải cho bé ăn dặm đúng thời điểm – khi bé được 6 tháng.


Mẹ cũng lưu ý là một số trường hợp bé có thể được cho ăn dặm muộn hơn đối với bé sinh non thiếu tháng, bé chưa ngồi vững, chưa có kỹ năng đưa thức ăn vào miệng.


2️⃣ Cho bé ăn dặm sai giai đoạn


Dù cho bé ăn dặm theo phương pháp nào đi chăng nữa, Mẹ hãy nhớ tăng độ thô của thực phẩm theo độ tuổi cho bé, vì ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé có nhu cầu ăn uống rất khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ các bước phát triển và giai đoạn ăn của bé để có chế độ ăn uống thích hợp.


Cho bé ăn cháo lợn cợn, cơm nát quá sớm, hoặc vẫn xay nhuyễn thức ăn dù con đã lớn là các nguyên nhân khiến con chậm lớn, biếng ăn thậm chí suy dinh dưỡng.


3️⃣ Cách chế biến của mẹ chưa đúng để cho bé ăn dặm


- Sơ chế chưa đúng


Một số công đoạn sơ chế không đúng là rửa trước khi cắt, ngâm rau củ quá lâu, xay thức ăn một lần rồi cho vào tủ lạnh,… Khi thực hiện sơ chế thức ăn, rau củ bằng cách này, Mẹ có thể khiến thực phẩm bị mất đi phần lớn vitamin tan trong nước.


- Cách chế biến không đúng


Mẹ có biết, 80% dưỡng chất trong thức ăn có thể bị mất qua quá trình đun nấu. Ngoài ra, nhiệt độ, điều kiện bảo quản, cách chế biến của Mẹ cũng làm mất khoảng 80% dưỡng chất cần thiết cho con. Đó là lý do con “nạp” thật nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng.


- Để quá lâu mới dùng


Đôi khi vì lý do công việc hoặc để tiện sử dụng, Mẹ thường nấu một nồi cháo, bột to rồi cho con ăn cả ngày. Việc làm này cũng góp phần làm mất chất trong thức ăn của bé.


Vì để sau 1 giờ, món ăn sẽ bị mất 25% dưỡng chất, sau 2 giờ mất từ 34-57%. Còn nếu mẹ chế biến sẵn sau đó làm nóng lại thì vitamin mất tới 90%.


4️⃣ Cho con ăn dặm sai thực phẩm


- Cho bé ăn dặm đúng cách không chỉ bao gồm các bước ăn, mà còn thực phẩm mà mẹ chuẩn bị cho bé. Đôi khi Mẹ vì muốn bổ sung đa dạng dưỡng chất cho con mà cho con ăn rất nhiều món như tôm, cua, cá, lươn,… khi bé còn quá nhỏ.


- Mẹ cần lưu ý, các thực phẩm này rất dễ gây kích ứng cho bé yêu. Đồng thời, cho bé ăn quá sớm bé cũng chưa thể hấp thụ được các dưỡng chất này. Với cua, cá, Mẹ nên cho bé ăn khi bé được 8 tháng trở lên, đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, Mẹ không nên cho bé thử cho đến hơn 3 tuổi.


5️⃣ Mẹ cho bé ăn quá lâu


- Mẹ không ngại mất thời gian, dành cả giờ kiên nhẫn cho con ăn. Thế nhưng, Mẹ có biết, sự kiên nhẫn này của mẹ chỉ “làm đầy” dạ dày của con mà không mang đến giá trị về mặt dưỡng chất?


Để bên ngoài quá lâu, thức ăn sẽ mất chất, bé có ăn hết cũng không thêm chút chất bổ nào. Vì vậy, để cho bé ăn dặm đúng cách, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút thôi, Mẹ nhé!


- Mẹ cần lưu ý, bé ăn nhiều, mập mạp chưa hẳn đã tốt, vì điều quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé là lượng chất dinh dưỡng bé hấp thu được.


Vì vậy, mong rằng với những lưu ý trên, Mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách hơn, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

hình ảnh