Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ mẹ cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé là rất cần thiết. Điều này giúp tránh được tình trạng biếng ăn ở trẻ và đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho bé một cách hợp lý.

  • Giai đoạn 0-5 tháng tuổi: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất
hình ảnh
Ở những tháng đầu tiên ngay sau khi chào đời, bé không cần gì hơn ngoài một nguồn sữa mẹ dồi dào và dinh dưỡng. Sữa mẹ còn được coi như sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử, giúp mẹ và bé có những giao cảm đầu tiên khi bé được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên để đảm bảo dinh dưỡng của bé luôn ổn định và nhiều chất.

Chính vì thế, ở giai đoạn này, không phải bé mà chính mẹ mới là người cần được bồi bổ các thực phẩm dinh dưỡng để có nguồn sữa dồi dào và khỏe mạnh.

  • Giai đoạn bé 5-6 tháng tuổi: Bổ sung thêm ngũ cốc cho trẻ
hình ảnh
Bởi lẽ từ 5-6 tháng tuổi, bé có thể giảm lượng sắt trong cơ thể, nên thực phẩm tốt nhất trong giai đoạn này mà mẹ có thể cho bé dùng là ngũ cốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc chứa sắt như bột yến mạch. Việc này ban đầu có thể gây khó khăn khi bé chưa quen ăn những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, nên mẹ cần kiên nhẫn hơn khi cho bé ăn. Ngoài ra, trộn ngũ cốc cùng sữa cũng là một trong những cách khiến món ăn dễ ăn và có hương vị quen thuộc hơn với bé.
  • Giai đoạn bé từ 6 tháng tuổi trở lên:  Cho bé ăn dặm với quả bơ

Thông thường, đến tháng tuổi thứ 5 là có thể tập cho bé ăn dặm nên từ 6 tháng trở đi, mẹ cũng đã có thể cho bé làm quen dần với các món ăn đặc. Bơ được coi là loại quả hoàn hảo dành cho bữa ăn dặm của bé, vì trong bơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E,C,B cùng các loại khoáng chất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hương vị béo ngậy và mềm ngọt của bơ cũng kích thích vị giác của bé, là một trong những món ăn yêu thích của các bạn nhỏ.

hình ảnh

Theo các nhà khoa học, bơ được coi là một thực phẩm lý tưởng cho lần đầu bé tập ăn dặm, giúp bé dễ thích nghi hơn với chế độ ăn mới và tránh tình trạng bé biếng ăn. Nếu trong quá trình ăn dặm, mẹ không cho bé ăn bơ, thì hẳn là đã bỏ qua một thực phẩm “vàng” giúp cho trí não và cơ thể bé phát triển toàn diện.

Cách chế biến các món ăn dặm từ bơ cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần chọn được loại bơ ngon, thịt mềm béo, lấy phần thịt đem đi nghiền nhuyễn rồi trộn cùng sữa hoặc ngũ cốc, là có thể có ngay những món ăn dặm siêu bổ dưỡng cho các bé nhà mình.

Ngoài bơ ra, thì khoai lang cũng là loại rau củ bổ dưỡng mà mẹ có thể sử dụng trong các bữa ăn dặm hàng ngày của bé trên 6 tháng để đổi khẩu vị.

  • Giai đoạn từ 7 tháng tuổi: Bắt đầu cho bé ăn thịt
hình ảnh

Đến lúc này, khi cơ thể bé đã được cung cấp đủ các chất sắt, vitamin, khoáng chất, chất béo từ nguồn sữa mẹ và ngũ cốc trước đó, thì thịt hẳn sẽ giúp cân đối các chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này.

Thịt bò, thịt gà, thịt lợn,… mẹ đều có thể xay nhuyễn và khuấy cùng cháo cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, để tránh thay đổi khẩu phần một cách đột ngột, khi mới bắt đầu cho bé ăn thịt, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò nhuyễn. Sau đó lượng thịt mới được tăng dần tùy theo khẩu phần và lứa tuổi của bé.

  • Giai đoạn từ 9 tháng tuổi: Bé có thể ăn sữa chua
hình ảnh

Các chế phẩm từ sữa quả là không thể thiếu được trong thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé. Sữa chua hay váng sữa có thể đem lại những chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Vì thế, đối với bé từ 9 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua hoặc váng sữa thường xuyên hơn bởi ở giai đoạn này, nhiều bé bắt đầu có chứng biếng ăn khi bắt đầu có những biến chuyển mới của cơ thể như mọc răng, tập bò, tập đi,…

  • Từ 1 tuổi trở lên: mật ong, quả óc chó, sữa bò, đậu nành,…

Những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng như thế nào thì hẳn không phải bàn đến nữa. Từ 1 tuổi trở nên, mẹ cần tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trên để đảm bảo phát triển tốt nhất cho trí não và cơ thể bé.

Tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm dễ gây dị ứng dành cho trẻ nhỏ nên chỉ được khuyến cáo dành cho các bé trên 1 tuổi. Cũng vì vậy, khi mới bắt đầu cho bé dùng những thực phẩm này, mẹ cần cho bé dùng ở hàm lượng ít để theo dõi. Nếu có dấu hiệu bé dị ứng thì cần dừng ngay.

Nhưng bố mẹ cần nhớ, không vì có nguy cơ mà các mẹ bỏ qua những thực phẩm này cho bé, bởi giá trị của chúng đối với cơ thể các bé rất khó để đánh đổi với bất cứ loại thực phẩm nào khác.

Ngoài ra, với trẻ trên 1 tuổi – lứa tuổi bé dễ biếng ăn, mẹ cũng đã có thể cho bé sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng một cách an toàn. Việc này hoàn toàn giúp mẹ trong việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nhưng lại tiết kiệm được thời gian.