Phản xạ ọe của trẻ 6 tháng tuổi được kích hoạt ở đầu lưỡi nên bé dễ ọe hơn so với người lớn và bé ọe ngay khi miếng thức ăn còn ở xa đường hô hấp. Vì vậy, các bé không được phép khám phá thức ăn ngay từ đầu có thể bỏ lỡ cơ hội vận dụng phản xạ này để giúp bé học cách để thức ăn tránh xa đường hô hấp. Càng được trải nghiệm với thức ăn sớm thì bé càng giảm được nguy cơ nghẹn khi bé được ăn thô sau này. 


PHÂN BIỆT ỌE VÀ NGHẸN

Ọe:

+ Xảy ra ở hầu hết các trẻ, kể cả những món nghiền

+ Tiếng ọe, ho, nôn

+ Cơ chế tự nhiên để bảo vệ khỏi nguy cơ hóc nghẹn

+ Xảy ra tạm thời khi con đang học cách xử lý thức ăn

Nghẹn:

+ Da chuyển màu xanh

+ Tay vẫy vẫy hoặc ôm cổ

+ Mắt lờ đờ

+ Không thể kêu hay khóc

+ Ho yếu

+ Khó thở

+ Môi nhợt nhạt

+ Bất tỉnh


TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI ĂN:

1. Không cho ăn dặm quá sớm, cho con ăn khi con ngồi vững trên ghế ăn, có thể chèn 2 bên ghế cho con, kê thêm đệm cho con ngồi để khay ăn không quá cao so với ngực con.

2. Cho con ngồi trên ghế ăn hoặc để con ngồi cố định trong lòng mẹ, giữ thẳng lưng khi ăn, không chạy bò lung tung

3. Khi thấy con ọe, không dùng tay móc họng để lấy thức ăn ra, không con uống nước khiến thức ăn vào sâu hơn trong cổ họng con

4. Cho con ăn phù hợp với độ tuổi, không cho ăn rau củ bứ, rau lá, thức ăn hình dạng tròn, khi 6 tháng. 

5. Không cho ăn thức ăn cứng mà dễ gãy ( cà rốt sống/ táo -> nên hấp sơ cho mềm hoặc nướng)

6. Hãy ở bên con khi con ăn


SƠ CỨU KHI CON NGHẸN

Tuy nhiên, dù bất kỳ phương pháp nào thì nguy cơ con bị hóc vẫn có, ngay cả đối với bé lớn và người lớn. Do vậy, hãy tự trang bị kiến thức sơ cứu để đề phòng.