Kể cả những người trẻ tuổi ngày ngày tiếp xúc với thông tin, được nghe nhiều cảnh báo mà còn mắc lừa chứ đừng nói gì đến những người già, nhất là những người sống xa con cháu. 

Sự việc xảy xa với ông Tan đã khiến ông mất sạch khoản tiền tiết kiệm cả đời người. Mọi người nên đọc kĩ và chia sẻ lại cho người thân của mình biết, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!

Cụ thể thông tin này đã được đăng tải trên báo chí như sau:

Ngay sau khi khởi động màn hình máy tính, Tan, người đàn ông 70 tuổi nhận được thông báo bật lên, cảnh báo về việc quyền truy cập thiết bị đã bị chặn.

Không biết đây là thủ đoạn của bọn lừa đảo, ông Tan gọi đến số điện thoại trên thông báo để nhờ giúp đỡ và cái kết là 4,4 tỷ trong tài khoản đã biến mất không tăm hơi.

Khoản tiền chính là số tiền tiền tiết kiệm cả đời của Tan đã được chuyển từ Singapore vào một tài khoản ở Hồng Kông chỉ sau một trò lừa đơn giản nhưng không phải ai cũng có kiến thức để nhận ra, nhất là người già.

hình ảnh

Albert - con trai của ông Tan đã kể lại vụ việc với The Straits Times trong một cuộc phỏng vấn, nói rằng sự việc khiến cha anh "sốc và tổn thương". Điều này rất dễ hiểu vì đối với người lớn tuổi việc vượt  qua những cú l/ừ/a như thế này thật quá khó khăn. Họ không chỉ bị dằn vặt về tinh thần khi nuối tiếc của cải mà còn tự dằn vặt vì sao mình đã có tuổi như vậy rồi mà vẫn còn để bị gạt một cách đơn giản. Họ sẽ nuối tiếc và tự trách bản thân mình rất nhiều nếu như sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Anh cho biết cha mình nhận được dòng thông báo bật lên màn hình vào ngày 17/4, được cho là từ phần mềm bảo mật của Microsoft, cảnh báo rằng phần mềm gián điệp Trojan đã được phát hiện trên máy tính của ông.

Albert cho biết quyền truy cập vào máy tính của cha mình đã bị chặn vì "lý do bảo mật" và ông được yêu cầu gọi đến số đường dây nóng hỗ trợ được hiện lên trong cảnh báo.

Ông Tan đã gửi cho con trai mình một tin nhắn WhatsApp để được giúp đỡ. Nhưng Albert, 50 tuổi, lúc đó đang trên chuyến bay trở về Singapore và không thể trả lời. Sau vài phút chờ đợi phản hồi của con trai, ông Tan quyết định gọi đến số đường dây nói trên.

Ở đầu bên kia cất lên giọng nói của một người nước ngoài, người này tự nhận là thành viên của đơn vị cảnh sát phòng chống tội phạm mạng và nói tên là Ethan Jones.

Trong cuộc trò chuyện kéo dài ba giờ giữa họ, nhân vật Ethan Jones đã truy cập từ xa vào máy tính xách tay của ông Tan.

"Anh ấy hỏi tôi có tài khoản ngân hàng nào không và nói rằng muốn kiểm tra thử xem chúng đã bị xâm phạm hay chưa", ông Tan kể lại.

Ông Tan đã làm theo hướng dẫn của kẻ l/ừ/a đ/ả/o và cung cấp tên đăng nhập cho cả ba tài khoản ngân hàng. Ông được kẻ lừa đảo yêu cầu chấp nhận các thông báo xác thực được gửi đến điện thoại mà không mảy may hoài nghi vì nghĩ rằng "cảnh sát" đang tiến hành kiểm tra.

hình ảnh

Phần mềm độc hại giả dạng phần mềm bảo mật của Microsoft, yêu cầu gọi điện vào số điện thoại (thực chất là của kẻ gian) để được hỗ trợ, ảnh: dSD

Albert cho biết cha anh "đã được kẻ lừa đảo hướng dẫn nhấn xác thực trong vòng ba giây, nếu không quá trình sẽ không thể thực hiện. Chỉ dẫn này thúc giục ông Tan phải nhấn ngay mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì.

Ông Tan sau đó được thông báo rằng việc kiểm tra đã hoàn tất và chỉ cần chờ cuộc gọi từ ngân hàng.

Tuy nhiên, khi có cuộc gọi đến, ngân hàng chỉ hỏi ông về giao dịch vừa được thực hiện. Ngay sau đó, ông Tan mới biết mình đã bị l/ừ/a. Ông đã trình báo cảnh sát và cuộc điều tra đang diễn ra.

Tổng số tiền được rút thành ba đợt trong vòng 15 phút - 55.000 USD lúc 12h59 chiều, 68.000 USD lúc 1h08 chiều và 50.000 USD lúc 1h15 chiều.

Vào ngày 24/4, Albert được cảnh sát thông báo số tiền của cha anh được chuyển vào tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông và không thể lấy lại được. Cảnh sát Hồng Kông hiện đã được thông tin về sự việc để xem xét người thụ hưởng tài khoản nói trên.

Albert cho biết khi trở về Singapore, anh đã lập tức kiểm tra máy tính của cha mình và tiến hành kiểm tra bảo mật. Sau đó anh tìm thấy phần mềm độc hại Trojan horse trên thiết bị.

Đây là trò lừa đảo phổ biến, trong đó phần mềm độc hại sẽ giả dạng thông báo của các phần mềm bảo mật nổi tiếng, cảnh báo về mối nguy hại trên máy tính trong khi bản thân chúng chính là mối nguy hại. Từ đó, chúng yêu cầu người dùng làm theo chỉ dẫn rồi đánh cắp thông tin ngân hàng.

Từ câu chuyện của cha mình, Albert khuyên mọi người nên có thói quen quét toàn bộ máy tính để kiểm tra phần mềm độc hại và virus thường xuyên, nhằm ngăn chặn những kẻ l/ừ/a đ/ả/o lợi dụng sơ hở, tấn công những đối tượng ít am hiểu về công nghệ như người già.