Uống canxi có nóng không?

Thực chất, canxi không gây tăng thân nhiệt cơ thể. Do đó, có thể khẳng định bà bầu uống canxi không gây nóng. Các hiện tượng nổi mụn, ợ nóng, táo bón,… do uống canxi khá hiếm gặp ở mẹ bầu trong trường hợp uống đúng liều lượng.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng này nếu có cơ địa nóng hay mắc bệnh về dạ dày. Hoặc mẹ bầu có thể nóng trong người khi uống canxi do một số yếu tố khác tác động như:

  • Sự thay đổi nội tiết: Sự mất cân bằng nội tiết khi mang thai làm ảnh hưởng đến các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Điều này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng, gây khó chịu, nóng bức.
  • Lưu thông máu tăng: Khi mang thai, cơ thể cần sản xuất nhiều máu hơn bình thường để nuôi thai nhi. Do đó, chức năng bơm máu của tim ở phụ nữ mang thai sẽ nhanh hơn người bình thường 20%. Nhịp tim tăng lên là lý do khiến bà bầu cảm thấy nóng bức.
  • Nhiệt từ thai nhi: Ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đã hình thành đầy đủ và bắt đầu có thân nhiệt riêng. Nhiệt tỏa ra từ thai nhi sẽ ảnh hưởng đến nhiệt của mẹ bầu. Điều này có thể biểu hiện rõ hơn ở phụ nữ mang đa thai, nhiệt độ cơ thể thường cao hơn mẹ mang bầu một thai.

Mẹo bổ sung canxi đúng cách – không nóng không táo

  • Uống canxi có nóng không? Câu trả lời rõ ràng là không nóng. Thế nhưng mẹ bầu cần biết cách bổ sung canxi đúng cách để không nóng, không táo bón, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Liều lượng bổ sung canxi tiêu chuẩn

    Để sức khỏe được đảm bảo, mẹ bầu cần lưu ý lượng canxi cần bổ sung như sau:

    Độ tuổi

    Liều lượng khuyến nghị

    Liều lượng tối đa

    Sơ sinh đến 6 tháng

    200 mg

    1.000 mg

    Trẻ sơ sinh 7-12 tháng

    260 mg

    1.500 mg

    Trẻ em 1–3 tuổi

    700 mg

    2.500 mg

    Trẻ em 4–8 tuổi

    1.000 mg

    2.500 mg

    Trẻ em 9–13 tuổi

    1.300 mg

    3.000 mg

    Thanh thiếu niên 14–18 tuổi

    1.300 mg

    3.000 mg

    Người từ 19–50 tuổi

    1.000 mg

    2.500 mg

    Nam từ 51–70 tuổi

    1.000 mg

    2.000 mg

    Nữ từ 51–70 tuổi

    1.200 mg

    2.000 mg

    Người từ 71 tuổi trở lên

    1.200 mg

    2.000 mg

    Người mang thai và cho con bú dưới 18 tuổi

    1.300 mg

    3.000 mg

    Người lớn mang thai và cho con bú

    1.000 mg

    2.500 mg

    Đây là chế độ dinh dưỡng được phát triển bởi Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện. Theo thông số ở bảng trên, liều lượng canxi khuyến cáo bổ sung hằng ngày của mẹ bầu là 1.000mg mỗi ngày. Đối với người mang thai ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) thì lượng cần nạp là 1.300 mg mỗi ngày

    hình ảnh

    Bổ sung canxi cho bà bầu qua thực phẩm

    Nhìn chung, hầu hết các thực phẩm chức năng, viên uống vitamin không thể cung cấp đủ 1.000mg mỗi ngày. Trung bình một viên uống canxi bổ sung khoảng từ 500 – 600mg. Do đó, việc cân đối chế độ ăn uống và cung cấp canxi qua khẩu phần ăn uống hằng ngày rất quan trọng.

    Tuy nhiên, để tránh tình trạng dư thừa canxi, bà bầu cần lưu ý hàm lượng canxi trong mỗi loại thực phẩm. Từ đó, mẹ bầu có thể cân đối khẩu phần ăn dễ dàng. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa đậu nành, sữa chua, phô mai, cá mòi, cá hồi, các loại hạt,…

    Để ước lượng thực phẩm cần ăn, mẹ bầu có thể tham khảo bảng hàm lượng sau đây:

    Thực phẩm

    Hàm lượng

    Sữa chua nguyên chất ít béo

    415 mg/250gr

    Sữa chua nguyên kem

    275 mg/250gr

    Nước cam

    349 mg/250ml

    Phô mai mozzarella

    143 mg/25gr

    Cá mòi đóng hộp có xương

    325 mg/75gr

    Sữa tách béo

    299 mg/250gr

    Sữa nguyên kem

    276 mg/250gr

    Sữa đậu nành

    299 mg/250ml

    Đậu phụ

    253 mg/360gr

    Cá hồi

    181 mg/75gr

    Hạt Chia

    179 mg/25gr

    Cải ngọt

    160 mg/250ml

    Cải xoăn

    55 mg/250ml

    Bông cải xanh

    42 mg/250ml

    Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm quen thuộc khác cũng cung cấp một nguồn canxi đáng kể cho bà bầu như: Tôm, cua, rau dền, rau cần, rau muống,… Từ danh sách này, bà bầu có thể chế biến tùy sở thích và cân đối dinh dưỡng một cách hiệu quả.

    Đừng quên bổ sung thêm vitamin D

    Canxi được chuyển hóa nhờ vitamin D. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D thì việc mẹ bầu nạp bao nhiêu canxi cũng phí công. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt, con người có thể tự chuyển hóa nhờ ánh nắng mặt trời và cung cấp từ thực phẩm bổ sung như các vitamin và dưỡng chất khác.

    Chính vì vậy, việc đi dạo dưới nắng sớm mỗi ngày sẽ có lợi cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp chuyển hóa vitamin D trong cơ thể mà còn giúp mẹ bầu vận động nhẹ nhàng, thuận lợi cho việc sinh nở sau này.

    Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tắm nắng từ khoảng 6 – 8 giờ sáng. Bởi ngoài khung giờ này, ánh nắng sẽ có hại cho làn da, gây cháy nắng, đen sạm và ung thư da.

    Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung

    Thông thường, các mẹ bầu ăn chay trường thường có tỷ lệ bị thiếu canxi cao hơn so với mẹ bầu có chế độ ăn bình thường do các loại thức ăn bị hạn chế. Do đó, việc bổ sung thêm canxi bằng thuốc hay thực phẩm chức năng là cần thiết. Điều này giúp mẹ bầu đạt đủ lượng canxi theo khuyến cáo.

    Phương pháp này cũng khuyến khích cho mẹ bầu ăn uống bình thường nhằm đảm bảo đầy đủ lượng canxi cần thiết. Ngoài ra, hiện nay một số thực phẩm bổ sung còn kết hợp thêm nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bà bầu như vitamin A, B, C, D, acid folic,…

    Nhưng mẹ bầu cần nhớ rằng, trước khi quyết định uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung canxi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, mẹ bầu cần được xem xét có thuộc nhóm đối tượng không nên bổ sung canxi hay không. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án cung cấp canxi phù hợp.

    Bên cạnh đó, nếu bà bầu đang dùng thực phẩm bổ sung sắt thì tránh uống canxi cùng lúc. Để hạn chế việc cản trở hấp thu sắt, mẹ bầu nên uống bổ sung canxi cách 2 giờ sau khi uống sắt.

    hình ảnh