Là một phần quan trọng của Tết nguyên đán, tiền lì xì không chỉ là sự chăm sóc, chúc phúc từ người lớn tuổi đến thế hệ trẻ mà còn là sự tiếp nối tình cảm gia đình. Trong dịp Tết Nguyên đán, điều hạnh phúc nhất của trẻ em là được lì xì, có cha mẹ sẽ mở tài khoản bằng lì xì của con và gửi vào ngân hàng. Vậy ai nên sở hữu tiền lì xì của con? Điều gì sẽ xảy ra với số tiền này nếu bố mẹ ly hôn?

Ngày 20/2, Tòa án nhân dân quận Giang Bắc, thành phố Trùng Khánh đã công bố một vụ án điển hình. Người đàn ông tên Cai khởi kiện ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung của hai vợ chồng và số tiền gửi ngân hàng tương ứng đứng tên hai con trai của ông. Được biết, tài khoản này bao gồm tiền lì xì của 2 đứa trẻ trong những năm qua, tổng lên tới hơn 260.000 nhân dân tệ (gần 900 triệu đồng)

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Cuối cùng, tòa án cho rằng mối quan hệ giữa hai bên thực sự đã rạn nứt và ủng hộ yêu cầu ly hôn của ông Cai. Tài sản chung của vợ chồng được chia đều cho hai người nhưng yêu cầu của ông đòi chia tiền lì xì của 2 con trai không được chấp nhận.

Về mối quan hệ họ hàng, tiền gửi phải thuộc về 2 đứa trẻ. Tài sản được chia trong vụ án ly hôn phải là tài sản chung của vợ chồng, tiền Tết không phải là tài sản chung của vợ chồng.

Được biết năm 2006, ông Cai và vợ gặp nhau tại đám cưới của một người bạn và yêu nhau. Năm sau, cả hai chính thức đăng ký kết hôn và lần lượt sinh con trai cả vào năm 2012 và con trai út 2014.

Thời gian đầu, cặp đôi có mối quan hệ rất hòa thuận và sống hạnh phúc. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, những khác biệt giữa hai bên về các vấn đề gia đình như việc học hành của con cái ngày càng lộ rõ, mối quan hệ giữa hai vợ chồng dần nảy sinh rạn nứt. Đầu năm 2020, cả hai lại xảy ra tranh chấp gay gắt do phương pháp và quan niệm giáo dục khác nhau. Sau khi cãi nhau, người vợ đưa 2 con trai ra khỏi nhà. Vào tháng 4 và tháng 7 cùng năm, hai vợ chồng lần lượt đệ đơn ly hôn nhưng cả hai đều bị tòa án bác bỏ. Sau hơn 400 ngày ly thân, Cai lại đâm đơn ly hôn, yêu cầu chia tài sản chung của hai vợ chồng và số tiền gửi ngân hàng của 2 đứa con trai, vốn là tiền lì xì hàng năm gộp lại.

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Kết quả phán quyết: Tiền Tết không phải là tài sản chung của vợ chồng. Yêu cầu của người cha chia số tiền tiết kiệm đứng tên hai con trai bị từ chối. Tòa án cho rằng mối quan hệ giữa các bên thực sự đã rạn nứt. Ủng hộ yêu cầu ly hôn của người chồng. Nhưng tiền lì xì là tài sản do người lớn chuyển nhượng cho trẻ nhỏ, về quan hệ họ hàng. Bố lẫn mẹ đều không có quyền tùy ý định đoạt tài sản của con. Sau phán quyết, không bên nào nộp đơn kháng cáo.

Tòa án cũng cho rằng trong vụ án này, mặc dù 2 cậu bé chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi nhận quà nhưng xét dưới góc độ bảo vệ quyền tài sản của người chưa thành niên, tiền lì xì thuộc sở hữu hợp pháp của bọn trẻ. Bố mẹ không được yêu cầu phân chia tài sản hợp pháp thuộc về người chưa thành niên với tư cách là người giám hộ. Người giám hộ hợp pháp có thể quản lý và bản thân tài sản đó vẫn thuộc về người chưa thành niên.

Trẻ có thể đưa lì xì cho người giám hộ và nhờ người đó giữ giúp. Tuy nhiên, đối với người giám hộ, việc giữ lì xì cho trẻ không có nghĩa là có thể tùy tiện sử dụng. Đồng thời, trong thời gian người giám hộ giữ lì xì phải thực hiện nghĩa vụ giám hộ theo nguyên tắc có lợi nhất cho người được giám hộ, người giám hộ không được định đoạt tài sản của người được giám hộ trừ trường hợp để bảo vệ lợi ích của người được giám hộ. Nói cách khác, cha mẹ có thể giúp con giữ “tiền Tết” nhưng không có quyền trực tiếp tịch thu, định đoạt “tiền Tết” của con theo ý muốn chứ đừng nói đến việc sử dụng số tiền đó để tiêu dùng riêng, làm tổn hại đến quyền tài sản của người được giám hộ.

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Về vấn đề này, cư dân mạng bình luận:

Người cha thật quá đáng!”

"Không xứng làm cha chút nào, liệu anh ta có trả trợ cấp nuôi con không nhỉ?"

"Toi nghĩ là không"

Một số cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ với quyết định của tòa án, cho rằng số tiền này là tài sản riêng của con cái và cha mẹ không nên tùy ý phân chia. Một số cho rằng số tiền này nói đúng ra là cha mẹ đã trao đổi tài sản riêng của mình với người thân, bạn bè khác, số tiền quá lớn nên được cha mẹ lo liệu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bày tỏ sự ghen tị và chúc phúc cho hai đứa trẻ này.

Tất nhiên, chúng ta cũng nên hiểu rằng vụ kiện ly hôn này không chỉ là cuộc tranh giành tài sản mà còn là sự kiểm tra về gia đình, mối quan hệ gia đình và trách nhiệm. Là cha mẹ, vợ chồng nên quan tâm nhiều hơn đến sự trưởng thành và hạnh phúc của con cái thay vì quá theo đuổi lợi ích riêng. Những đứa trẻ vô tội và chúng không nên là nạn nhân của vụ kiện này. Dù gặp phải tình huống nào thì chúng ta cũng nên bình tĩnh, lý trí với nhau, đặt lợi ích của con lên hàng đầu, tránh để con bị tổn thương.

Tất nhiên, ngoài phán quyết này, chúng ta nên chú ý hơn đến khía cạnh gia đình. Mỗi người nên trân trọng những người thân và tình cảm xung quanh mình, trong hôn nhân, hai bên phải tôn trọng, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau nỗ lực vì hạnh phúc gia đình và sự trưởng thành của con cái.