Với làn sóng học sinh sinh viên tha phương để theo đuổi kiến thức và học nghề tại một đất nước khác, phụ huynh và những nhà làm giáo dục đều hi vọng rằng các em sẽ trở về sau khi đã được làm công việc mà mình mong muốn, thêm vào đó một tâm thái mới.

Mùa hè luôn là thời điểm tuyệt vời để cho sinh viên quốc tìm kiếm công việc thực tập ở quê nhà. Sinh viên năm cuối có thể ở lại quốc gia nơi họ đang học để tìm công việc hè, nhưng phần lớn sinh viên năm nhất ngay sau kỳ thi cuối kỳ sẽ lên máy bay trở về nước, nếu đủ khả năng mua vé và có thể cắt giảm chi phí chỗ ở.

Sau đại dịch, số lượng sinh viên du học nước ngoài trên thế giới trong năm nay đã gia tăng một cách ổn định. Theo Times Higher Education, số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc đứng đầu trong danh sách sinh viên quốc tế ở quốc gia Đông Bắc Á này. Việt Nam có hơn 70,000 sinh viên đang theo học tại các trường và Đại học ở Hàn Quốc, nhiều hơn so với 64,000 du học sinh Việt tại Trung Quốc.

Danh sách các quốc gia mà sinh viên Việt Nam đã ứng tuyển học Đại học có thể được liệt kê theo thứ tự: Úc: 30,000 sinh viên; Hoa Kỳ: 29,000; Canada: 21,000; Vương Quốc Anh: 12,000 và Trung Quốc: 11,000.

Cúng với làn sóng rời bỏ của các sinh viên khỏi “gốc đa” để theo đuổi kiến thức và học nghề ở vùng đất khác, các bậc phụ huynh và các quan chức giáo dục hy vọng rằng các học sinh sinh viên sẽ quay trở về không chỉ với sự nghiệp đã chọn mà còn là một tâm thái mới, với tư duy phản biện tốt hơn và cách tiếp cận mới mẻ hơn trong khâu giải quyết vấn đề.

"Con trai tôi đã thay đổi tích cực một cách mà tôi không thể tin được” – chia sẻ từ bà Trần Như, bà có hai con trai và đã cho cả hai du học Đại học ở Úc.

"Rất nhanh chóng, con trai tôi dừng việc chơi điện tử, thằng bé tự tìm được một công việc tại một siêu thị địa phương, và nó đã mua những món mà bản thân từng không thích ăn khi còn ở nhà.”

Khi mẹ hỏi con trai liệu có vứt bỏ những món bản thân không thích, cậu ta trả lời: “Không hề”. "Ngay cả khi nó không ngon bằng đồ của mẹ, con cũng sẽ ăn hết thôi."

Mặc dù khá là khó để xác định số lượng sinh viên tốt nghiệp quay về làm việc tại Việt Nam, chúng ta đều biết rằng đối với tất cả các sinh viên tốt nghiệp ở Úc có ít người quay trở về. Nhưng điều này không phản ánh toàn bộ tình hình. Những sinh viên du học nhờ tiền tiết kiệm của ba mẹ hoặc được hỗ trợ học bổng của các tổ chức địa phương không được bao gồm trong số đó. Trước khi họ quyết định sinh sống ở phương Tây, những sinh viên này vẫn quay về nhà và thiết lập một số mối quan hệ tại các doanh nghiệp

Trong khi các doanh nghiệp được bổ sung thêm sự trẻ trung và năng lượng tích cực, bậc phụ huynh sẽ vô cùng hạnh phúc khi con cái về thăm nhà dù chỉ trong một khoảng thời gian.

Việc du học đã trở thành một xu hướng để gửi những nhân tài đi xa trong nhiều thập kỷ. Nhưng nhiều người đã đi mà không chuẩn bị kỹ lưỡng để rồi phải đối mặt với hàng tá khó khăn khi làm quen với cuộc sống mới, với một lối sống và môi trường học tập hoàn toàn mới. Cùng một lúc phải chống chịu mọi thứ là điều không dễ dàng, đặc biệt là khi đơn độc sóng xa nhà tại một đất nước xa lạ.

Nhưng nhờ có các tổ chức sinh viên, những người chủ nhà địa phương và văn phòng quản lý sinh viên của trường học, họ sẽ nhanh chóng vượt qua và bắt tay vào việc, đặc biệt là khi có những điều mới mẻ và hấp dẫn để học hỏi.

Có thể có những ngày mưa, những ngày đau ốm, hoặc những ngày “mốc mồm” vì túi tiền đã rỗng. Sẽ có những ngày thật tệ khi dù họ đã nổ lực hết sức, nhưng vẫn không thể vượt qua những kỳ thi.

Tuy nhiên, những khó khăn đó sẽ tôi luyện ý chí và đây là một trong những cách tốt nhất ngày nay dành cho những sinh viên xuất sắc muốn học tốt. Các trường Đại học và cơ sở giáo dục trong nước đã kết nối với đối tác trong 500 chương trình trao đổi ở hơn 30 quốc gia. Bạn có thể nhằm đến các chương trình trao đổi ở nước ngoài thông qua việc nhập học vào các trường Đại học ở Việt Nam.

"Đối với một người trẻ chỉ mới 18 hoặc 19 tuổi phải tự mình đi đến một quốc gia xa lạ, nói một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ và thích nghi với một cuộc sống mới có thể là một thách thức khá lớn cho các con." Chia sẻ từ bà Nguyễn Hương, 51 tuổi, cũng là một người mẹ hai con.

"Tôi từng đi du học, tôi biết có những điều rất hấp dẫn nhưng cũng có những cạm bẫy khiến sinh viên bỏ học, trước khi bậc cha mẹ biết được thì họ có lẽ dính đã vào cờ bạc trực tuyến, nghiện ma túy hoặc rượu bia, hoàn toàn trở nên lạc lốc. Tôi thà chờ đợi vài năm, để cho con mình học một hoặc hai năm ở Đại học trong nước, cho đến khi chúng trở nên trưởng thành hơn, chúng sẽ sẵn sàng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân."

Ở các trường đại học trong nước, thanh niên không chỉ tập trung vào việc học. Họ phải dành vài tuần ở quân khu để học môn quốc phòng và an ninh. Họ học cách sống với nguồn cung tối thiểu, phải ngủ trên giường gỗ cứng, mặc quân phục và học cách gấp chăn và dựng màn chống muỗi gọn gàng, vuông vức một cách hoàn hảo.

Họ cũng học cách để trở thành một chiến sĩ, tuân thủ các quy tắc và giúp đỡ lẫn nhau. Khi đêm xuống, bầu không khí sẽ tràn ngập âm nhạc, khiêu vũ và những bài hát.

"Con trai tôi chơi đàn keyboard và guitar rất giỏi" Hương chia sẻ. "Vì vậy, mỗi đêm, thằng bé sẽ đàn cho những đồng chí trong doanh trại cùng với hơn một ngàn khán giả nhiệt huyết hàng đêm.

Sau thời gian đi quân sự, các sinh viên trở về nhà với tràn đấy sức sống và hứng khởi, một số còn tìm được người yêu trước khi quay lại trường học.

Dù ở trong hay ngoài nước, thanh niên Việt Nam đều phải đối mặt với những thách thức, nhưng cá nhân đều cần đóng góp xây dựng đất nước. Chúng tôi đặt niềm tin vào họ!