1. Hoang tưởng tự cao là gì?

Các bác sĩ tâm thần cho biết, rối loạn hoang tưởng tự cao hay còn được gọi là hoang tưởng sức mạnh, bệnh vĩ cuồng là một dạng phổ biến của bệnh hoang tưởng. Người mắc phải chứng hoang tưởng tự cao thường có một niềm tin bất thường, lệch lạc về cái tôi của bản thân. Ngoài ra, người bệnh còn có kèm theo một số hội chứng như ảo tưởng về năng lực, khả năng của mình.

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho rằng, người bệnh luôn cho rằng bản thân có một số tài năng xuất chúng, khả năng hơn người, họ có thể làm được nhiều thứ mà con người bình thường không thể thực hiện. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn xuất hiện các hoang tưởng về tôn giáo, như có một niềm tin bất diệt vào tôn giáo nào đó hoặc nỗi sợ hay bị đàn áp.

Hoang tưởng tự cao là một biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Người bệnh có hoang tưởng tự cao chiếm hơn 50% trong tổng số các bệnh nhân có rối loạn cảm xúc lưỡng cực. 

Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, hoang tưởng tự cao có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau khi có một giai đoạn hưng cảm. Bệnh nhân hưng cảm có hoang tưởng tự cao thường hồi phục không hoàn toàn và khó điều trị hơn người bệnh hưng cảm không có hoang tưởng tự cao. 

2. Dấu hiệu nhận biết hoang tưởng tự cao

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khẳng định, so với các dạng rối loạn hoang tưởng khác thì hoang tưởng tự cao sẽ có biểu hiện dễ nhận biết hơn. Các dấu hiệu nhận biết của chứng bệnh này là:

  • Duy trì một niềm tin mãnh liệt, dù nó có thiếu logic, phản khoa học, si mê một cách bất chấp đúng sai.
  • Nếu một ai đó phản bác, chống đối với những suy nghĩ của họ thì họ sẽ dễ kích động, giận dữ, thờ ơ, không để tâm vì cho rằng những người đó không có cùng đẳng cấp với mình.
  • Do sự ảo tưởng quá mức về giá trị của bản thân mà những người bị rối loạn hoang tưởng sẽ khó hòa nhập với cộng đồng, họ dường như tách biệt với thực tại và gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, làm việc.
  • Người bệnh luôn có xu hướng tìm mọi cách để thuyết phục mọi người tin tưởng vào những điều bản thân nói, tin vào những điều mà họ đang cho là đúng.
  • Dù những suy nghĩ của họ là hoang tưởng nhưng họ luôn cho mọi thứ là thật và hành động như một điều hiển nhiên.
  • Các ảo tưởng càng nối dài, càng ngày càng biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn.

3. Các triệu chứng khác đi kèm hoang tưởng tự cao

Ngoài hoang tưởng tự cao, bệnh nhân luôn đi kèm các triệu chứng sau đây:

  • Khí sắc tăng: Khí sắc tăng trong một giai đoạn hưng cảm biểu hiện là hưng phấn, phấn khích và vui sướng quá mức. Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, khí sắc tăng được nhận thấy bởi những người xung quanh, biểu hiện bền vững hầu như cả ngày, bệnh nhân mất khả năng tự phê phán trong quan hệ với mọi người, trong quan hệ tình dục và trong nghề nghiệp.
  • Giảm nhu cầu ngủ: Giảm nhu cầu ngủ có ở hầu hết các bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm và gần như hằng định. Bệnh nhân thức dậy sớm hơn bình thường vài giờ, nhưng không hề thấy mệt mỏi, trái lại họ tự cảm thấy tràn trề sức sống. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết, khi rối loạn giấc ngủ quá nặng, bệnh nhân có thể thức một, hai ngày không cần ngủ mà không cảm thấy mệt mỏi gì.
  • Nói nhiều, nói nhanh: Theo các bác sĩ tâm thần, trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân thường có áp lực phải nói, giọng của họ to, nói nhanh và khi đã nói thì khó làm họ ngừng lại. Bệnh nhân có thể nói không ngừng suốt cả ngày, họ nói về mọi chủ đề. Thường họ đang nói về chủ đề này, họ nhảy ngay sang chủ đề khác. Ngôn ngữ được đặc trưng cho đùa cợt, chơi chữ và xấc láo để mua vui. Bệnh nhân có thể trở thành người nói năng hời hợt, đại khái biểu hiện qua nét mặt và lối diễn đạt. Họ luôn gây ồn ào bằng cách nói về một nội dung nào đó, thay đổi luật lệ lựa chọn từ.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://sns.org.vn/roi-loan-hoang-tuong-tu-cao-%7C-safe-and-sound