1. Nguyên nhân gây chứng rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng được cho là có liên quan mật thiết với chứng mất ngủ, thường xảy ra ở trong giai đoạn giấc ngủ REM. Cho đến nay, mặc dù chuyên gia tâm lý đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh lý này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý cho rằng, một số yếu tố dưới đây có thể liên quan đến sự kích hoạt cơn ác mộng:

1.1. Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Tình trạng stress kéo dài được cho là yếu tố có thể gây ra những giấc mơ đáng sợ. Đó có thể là áp lực từ nhiều vấn đề trong cuộc sống hay những trải nghiệm đau buồn. Khả năng chịu đựng căng thẳng của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, cái chết của người thân thường để lại sự mất mát rất lớn và gây ra những cơn ác mộng kinh hoàng.

1.2. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Tai nạn, tra tấn, lạm dụng tình dục là những nguyên nhân phổ biến gây ra ác mộng. Theo chuyên gia tâm lý, những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có xu hướng mơ thấy ác mộng một cách thường xuyên hơn.

1.3. Thiếu ngủ, mất ngủ

Chuyên gia tâm lý cho biết, những thay đổi trong lịch trình làm việc hoặc cuộc sống thường ngày có thể khiến cho thời gian ngủ và thức trở nên bất ổn. Điều này sẽ gây gián đoạn và làm giảm số giờ ngủ. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mặt khác, mất ngủ còn là yếu tố có liên quan đến nhiều vấn đề về thần kinh khác bên cạnh chứng rối loạn ác mộng.

1.4. Vấn đề sức khỏe tâm thần khác

Bệnh trầm cảm cùng với một số rối loạn tâm thần khác đã được chứng minh là có liên quan tới những cơn ác mộng tái diễn. Bên cạnh đó, ác mộng cũng có xu hướng xảy ra đồng thời với các bệnh lý khác, như bệnh tim mạch, ung thư. Phần lớn các bệnh lý hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác làm giảm chất lượng giấc ngủ đều có thể dẫn đến ác mộng.

1.5. Lạm dụng thuốc

Chuyên gia tâm lý cho biết, một số loại thuốc, bao gồm thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson, thuốc huyết áp và thuốc chống trầm cảm có khả năng gây ra và kéo dài các cơn ác mộng nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, các chất gây nghiện, chất kích thích cũng là những yếu tố thường gặp khiến cho bạn bị chìm vào những cơn ác mộng không có hồi kết.

2. Các biến chứng khó lường của rối loạn ác mộng

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn ác mộng thường không làm ảnh hưởng hoặc đe dọa đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục kéo dài và không được điều trị tốt sẽ khiến cho sức khỏe của bệnh nhân dần bị hao mòn, suy kiệt vì chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, từ đó tinh thần và thể chất dần suy giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, việc trải qua những giấc mơ tồi tệ sẽ khiến người bệnh trở nên hoảng loạn, lo lắng, căng thẳng quá mức. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của họ, khiến họ dễ khởi phát các rối loạn tâm lý khác, như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu,…

Đồng thời, việc thường xuyên mơ gặp ác mộng vào ban đêm sẽ khiến người bệnh liên tục cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, gây nên nhiều khó khăn trong công việc, học tập, suy giảm hiệu suất. Hơn thế, tình trạng này còn có khiến người bệnh khó có thể tập trung cho việc lái xe, điều khiển các máy móc đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Chuyên gia tâm lý cho biết, do quá sợ hãi về những cơn ác mộng có thể xảy đến nên nhiều người còn có xu hướng né tránh giấc ngủ, họ gặp phải khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Thậm chí có nhiều người còn tìm đến các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, cà phê, ma túy để khống chế nỗi sợ của mình, đồng thời giúp giấc ngủ được dễ dàng hơn.

Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, khi những cơn ác mộng liên tục xuất hiện và gây nên sự sợ hãi, lo lắng, hoảng sợ quá mức sẽ khiến cho nhiều người có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực nhằm thoát khỏi cảm giác tồi tệ đó. Nhiều trường hợp nghiệm trọng còn có suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát để tự giải thoát cho chính mình.

Xem chi tiết bài viết tại:Rối loạn ác mộng: Nguyên nhân và các biến chứng khó lường