1. Che giấu cảm xúc thật

Những người lạc quan luôn giữ được sự vui vẻ, hy vọng trong mọi hoàn cảnh. Chuyên gia tâm lý cũng cho biết, cảm xúc tiêu cực vẫn được họ thừa nhận, nhưng thay vì chìm đắm trong nỗi buồn, họ chọn thái độ lạc quan để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Trong khi đó, người tích cực độc hại chưa bao giờ thừa nhận những cảm xúc tiêu cực. Theo chuyên gia tâm lý, họ chỉ thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, hào hứng… và dường như không hề tỏ ra chán nản hay buồn bã. Thoạt nhìn, những người này có vẻ như hạnh phúc và mãn nguyện nhưng sâu bên trong là mớ hỗn độn của xúc cảm được che đậy bằng vỏ bọc hoàn hảo.

2. Thể hiện cảm xúc trái ngược với tâm trạng

Khi cảm thấy buồn bã, thay vì thể hiện ra sự u sầu, trầm mặc, họ “khoác” lên mình bề ngoài vui vẻ, hào hứng. Chuyên gia tâm lý cho rằng, những người tích cực độc hại tin rằng sự “tích cực” dù giả tạo sẽ giúp triệt tiêu những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên rõ ràng, những cảm xúc tồi tệ vẫn hiện diện ở đó và lớn dần lên tạo thành một mớ cảm xúc hỗn độn không thể gọi tên.

3. Phủ định mọi cảm xúc tiêu cực

Sự tích cực độc hại được hiểu là trạng thái tích cực một cách thái quá và cực đoan. Trong bất cứ tình huống nào, cảm xúc tiêu cực cũng không được phép xuất hiện. Nếu bạn chỉ thể hiện sự tích cực và chưa bao giờ thừa nhận cảm xúc tiêu cực, nhiều khả năng bạn là người tích cực độc hại.

4. Gạt bỏ cảm xúc tiêu cực của người khác

Theo chuyên gia tâm lý, không chỉ phớt lờ cảm xúc tiêu cực của chính mình, những người tích cực độc hại cũng có xu hướng gạt bỏ cảm xúc tồi tệ của người khác. Thay vì đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn, bạn phủ định hoàn toàn tâm trạng tồi tệ của đối phương. Trước những câu an ủi có phần sáo rỗng, đối phương sẽ không tránh khỏi cảm giác xấu hổ vì đã để những cảm xúc tiêu cực có cơ hội hiện diện.

5. Phớt lờ vấn đề của bản thân

Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, một biểu hiện khác thường thấy ở những người tích cực độc hại là phớt lờ vấn đề bản thân đang gặp phải. Thay vì đối mặt và tìm cách giải quyết, bạn phớt lờ chúng với niềm tin mãnh liệt là điều này có thể khiến mình trở nên hạnh phúc.

Thế nhưng, vấn đề sẽ vẫn mãi ở đó nếu như không tìm cách giải quyết. Dù có cố gắng ngó lơ, vấn đề vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai nếu bạn không đối mặt và khắc phục. Theo chuyên gia tâm lý, phớt lờ vấn đề của bản thân khiến cuộc sống của bạn mãi “giậm chân tại chỗ”, bạn sẽ không thể học được kinh nghiệm sau những vấp ngã và tự giới hạn trải nghiệm đối với cuộc sống.

6. Những lời an ủi sáo rỗng

Người có tư duy tích cực độc hại thường an ủi người khác bằng những lời sáo rỗng. Đôi khi, những lời nói này xuất phát từ chủ đích tốt nhưng với tư duy “độc hại”, bạn sẽ khó đưa ra những lời động viên đúng nghĩa.

Chuyên gia tâm lý cho biết, điểm chung của những câu nói trên là luôn phủ định cảm xúc tồi tệ của đối phương thay vì thừa nhận. Khi giãi bày tâm trạng, đối phương mong chờ nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu thay vì phủ định. Những câu nói này sẽ khiến họ nghĩ rằng, liệu bản thân có thật sự yếu đuối khi để cảm xúc tiêu cực lấn át hay không?

7. Không cảm thấy hạnh phúc

Dù luôn thể hiện trạng thái tốt nhất nhưng những người tích cực độc hại rất hiếm khi cảm thấy hạnh phúc thật sự. Vì luôn chối bỏ và phớt lờ cảm xúc thật sự, họ sẽ luôn cảm thấy sự trống rỗng bên trong.

Chuyên gia tâm lý khẳng định, những quy tắc của xã hội đôi khi khiến chúng ta phải sống gò bó trong một khuôn khổ nhất định. Thế nhưng nếu ngay cả cảm xúc cũng không được thể hiện, liệu cuộc sống này còn ý nghĩa gì hay không? Sự “độc hại” sẽ dần dần xâm chiếm khiến bạn trở nên cô độc, không hiểu được ý nghĩa thật sự của cuộc sống cũng như giá trị của bản thân.

Xem chi tiết bài viết tại đây nhé mọi người: https://sns.org.vn/nhan-dien-nhung-bieu-hien-cua-tich-cuc-doc-hai-%7C-safe-and-sound