Mấy ngày nay, thông tin về vụ ngộ độc bánh mì đang được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt cho đến hiện tại thống kê có đến gần 500 người đã phải nhập viện cấp cứu vì ăn bánh mì trong tiệm này. Trong đó có 5 người đang trong tình trạng nặng.

Mới đây nhất, báo chí đã đưa thông tin về lời phân trần của chủ tiệm bánh mì này. Cụ thể mình chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Chiều 3/5, sau khi làm việc với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, bệnh viện Nhi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Long Khánh, Đoàn công tác của Bộ Y tế cùng đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, UBND TP Long Khánh đã đến tiệm bán bánh mì B (đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, TP Long Khánh) để khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm.

hình ảnh

Vợ chồng chủ tiệm kể lại quy trình chế biến thực phẩm, ảnh: PLO

Tại đây, chủ tiệm trao đổi về quy trình làm một số nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu để bán bánh mì như: thịt, làm pate (tự làm), ngò, dưa leo, đồ chua, nước sốt….

Theo bà B thì tiệm bán bánh mì của gia đình bà đã bán gần 20 năm nay và được nhiều người ở TP Long Khánh biết đến. Nhưng thực phẩm gia đình lấy về để bán bánh mì hay thực phẩm tươi sống để chế biến, tự làm đều lấy từ “mối” quen nhiều năm nay và chưa xảy ra điều gì bất thường, không có chuyện gây ngộ độc bao giờ.

“Vì khách mua đông nên có người làm bánh bán và người thu tiền khác nhau chứ không vừa bán vừa thu tiền. Người bán có đeo bao tay khi làm bánh mì. Hai ngày nay xảy ra sự việc gia đình rất lo lắng vì bán nhiều năm nhưng chưa từng xảy ra sự việc như thế này”, bà B nói thêm.

Cũng theo vợ chồng chủ tiệm bánh mì, sau khi xảy ra sự việc nhiều người bị ngộ độc, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với những người bán, tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm và niêm phong hai tủ đông.

hình ảnh

Đoàn kiểm tra đến lấy mẫu xét nghiệm, ảnh: PLO

Từ sáng 1.5, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng... Bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột và tiến hành chữa trị.

Các bệnh nhân có điểm chung là trước đó có ăn bánh mì thịt mua tại cơ sở bánh mì Băng (trên đường Trần Quang Diệu, P.Xuân Bình, TP.Long Khánh) trong khoảng thời gian chiều tối 30.4. Sau khi ăn, các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như trên, sau khi mua thuốc uống không hết nên đã nhập viện điều trị.

Tính đến chiều ngày 3-5, số bệnh nhân liên quan đến vụ ngộ độc đã lên đến 487 ca. Ngoài những bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có 1 bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

hình ảnh

Các bệnh  nhân trong vụ việc, ảnh: TNO

Như PLO đưa tin, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, tiệm bánh của bà B không có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, bà B đã sử dụng giấy phép kinh doanh cấp năm 2021 do Phòng Tài chính - kế hoạch của UBND TP Long Khánh cấp cho con ruột của bà B. Hiện con bà B đã đi nước ngoài từ đầu năm 2023.

Theo UBND TP Long Khánh, tiệm bánh mì B là diện bán hàng nhỏ lẻ không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra cũng ghi nhận cơ sở còn 58,5 cây thịt nguội;15 kg dưa muối chua; 0,8 kg chả lụa không có nhãn mác; 0,7 kg chả lụa không có nhãn mác; 1,6 kg thịt heo đã qua chế biến; 4 khay pate với tổng trọng lượng khoảng 20,2 kg.

Khi sự việc xảy ra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc điều tra, khắc phục hậu quả vụ ngộ độc nói trên.

Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an TP Long Khánh vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc ngộ độc này.

hình ảnh


Một ca nặng trong vụ việc, ảnh: TNO

Riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang chữa trị cho 12 bé bị ngộ độc. Trong đó, có 5 ca bệnh nặng.

Cụ thể, 2 ca đang phải lọc máu, thở máy là bé trai T.G.H. (6 tuổi, ngụ phường Xuân Hòa, TP Long Khánh). Bé H. ăn bánh mì vào tối 30-4, đến ngày 1-5 thì nôn ói, tiêu lỏng.

Ngày 2-5, bé nôn ói nhiều, tiêu lỏng nhiều, co giật nên được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Sau khi được sơ cấp cứu, bé H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng hôn mê, tổn thương tim, gan, thận.

Các bác sĩ đang tiếp tục dốc sức điều trị, chăm sóc cho bệnh nhi.

Trường hợp thứ 2 là bé trai T.Đ.N.A. (7 tuổi, ngụ xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ) cũng ăn bánh mì ngày 30-4, sau đó bị nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong tình trạng lừ đừ, tụt huyết áp.

Sáng 3-5, tình hình bệnh nhi N.A. có cải thiện, huyết áp đã ổn định, tim ổn định, đi tiểu được.