Khi dạy con là lúc cha mẹ thức tỉnh chính con người bên trong mình. Khi thực sự tỉnh, bố mẹ sẽ nhận ra được rằng bản thân đang đối mặt với rất nhiều nỗi sợ hãi.

Giáo dục là cách tự nhận thức, thuyết phục con bằng chính hành vi bên ngoài và sức mạnh nội tại trong con người của bố mẹ.

Chính con là sản phẩm của sự tiếp nhận nhạy cảm, phản ánh giọng nói, thông điệp của cha mẹ. Một phụ huynh tốt là biết đặt đúng trọng tâm của việc giáo dục, xoay chuyển từ việc giáo dục con cái đến việc giáo dục bản thân.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nói cách khác, việc giáo dục con cái chỉ nên xem như là cái cớ, còn việc giáo dục bản thân mới là việc phải làm. Khi cha mẹ tự giáo dục bản thân tốt, con cái sẽ bị ảnh hưởng và tự nhiên nó sẽ trở nên tốt hơn.

Trong việc học của con, không phải là nhồi nhét kiến thức là con sẽ giỏi mà quan trọng hơn là phải dạy cho con ý thức tự học tập và tự giáo dục.

Nếu bố mẹ nhìn thấy ở con những vấn đề đáng lo ngại thì đó là những dự đoán khá chính xác cho những căn bệnh trầm kha của chính bản thân bố mẹ.

Nếu bạn là một bậc cha mẹ sợ hãi, chắc chắn có một đứa con có vấn đề.

Cha mẹ nào càng sợ hãi, càng gặp nhiều vấn đề khi còn nhỏ thì càng có xu hướng bám chặt lấy điều gì đó để bản thân được cảm thấy an tâm.

Không như người lớn, trẻ nhỏ thường là những đứa trẻ có trái tim tự do, trôi chảy như nước và rất khó kiểm soát. Vì càng khó kiểm soát nên cha mẹ càng  muốn nắm bắt. Mà càng kiểm soát lại càng không thể nắm bắt. Một khi không thể nắm bắt được thì càng lúc càng khó nắm giữ.

Vậy nếu không can thiệp quá mức thì phải làm thế nào một đứa trẻ có thể lớn lên một cách tự nhiên?

hình ảnh

Ảnh minh họa

Các nhà giáo dục trả lời rằng chỉ khi bố mẹ trở thành bậc sinh thành hoàn toàn không sợ hãi thì khi đó con cái mới có cơ hội để trưởng thành tự nhiên.

Là cha mẹ, ai cũng mong con mình có đủ năng lực và trí tuệ để đạt đến thành công. Nhưng không dễ dàng gì để một chú ngựa con tự do phát triển trên đồng cỏ rộng lớn. Người huấn luyện sẽ thấy lo lắng và luôn sợ hãi thay chú ngựa con này. Người này lo ngựa con gặp phải những nguy hiểm trên đường, lo rằng rồi đây nó sẽ lớn lên như thế nào. Tất cả nỗi lo ấy khiến ông ta không thể buông nó ra. Đó chính là hình ảnh của nỗi sợ hãi trong cha mẹ. Vì quá lo lắng nên sự thận trọng quá mức đã khiến cho cha mẹ không còn can đảm để buông lỏng.  

Trước mặt một đứa trẻ, cha mẹ luôn đóng vai chúa tể quyền năng một cách vô thức. Dù rất yêu thương con cái nhưng bố mẹ lại biến con mình thành những nô lệ để kìm cặp và xoa dịu nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.

Nhưng trớ trêu thay, bố mẹ càng kiểm soát, con cái lại càng trở thành đứa con không mong muốn.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Cái mà chúng ta gọi là yêu cầu, kỳ vọng, hay trách nhiệm chỉ là một hiện thân khác của nỗi sợ hãi.

Trong vô thức, các bậc cha mẹ sợ hãi bắt con mình làm “con tin” để chính các con mang lại cảm giác an toàn cho chính bố mẹ.

Con phải xinh đẹp và giỏi giang, nếu không mẹ sẽ thấy không an lòng.

Con phải có năng lực, phải hơn người này, phải trên người kia thì mẹ mới có thể thoải mái.

Con phải được học sinh xuất sắc thì mẹ mới có mặt mũi với người này, người nọ.

Con phải đỗ vào trường danh tiếng thì người ta mới không xem thường gia đình mình...

Một khi phải sống để che chắn cho cảm giác an toàn của bố mẹ, thử hỏi đứa trẻ có thể lớn lên một cách bình thường hay không?