Các dấu hiệu ở chân này sẽ giúp cả nhà nhận biết gan có đang gặp vấn đề không một cách dễ dàng, cùng kiểm tra xem để biết mà đi khám sớm để cứu mình, mọi người nhé!

Gan là cơ quan chuyên đảm nhận vai trò chuyển hóa các chất và đào thải độc tố ra bên ngoài. Mặc dù là cơ quan rất dễ bị tổn thương song gan cũng rất thần kỳ khi nó sẽ âm thầm tự sửa chữa. Phải nói, đây là cơ quan duy nhất trong cơ thể chúng ta mà không cảm thấy bị đau dù, dù ngày ngày tiếp xúc với chất độc có hại.

Nếu bị tổn thương, gan sẽ âm thầm chịu đựng và tự phục hồi. Thế nhưng, cái gì cũng có giới hạn của nó. Nếu một ngày nào đấy, sự tổn thương này ở mức nặng nề, gan không thể tự khắc phục được thì tức là nó bệnh rồi, cần được nghỉ ngơi ngay.

Lúc này, gan sẽ bắt đầu phát ra các tín hiệu để cảnh báo nhưng rất hay bị chúng ta ngó lơ nhé. Mãi tới lúc bị nặng hoặc vô tình đi khám sức khỏe do cái này cái kia thì mới phát hiện ra nhưng gan đã ốm rồi còn đâu. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sớm phát hiện ra sự suy yếu, bệnh tật của gan nhờ việc thăm khám kịp thời khi thấy các dấu hiệu bất thường từ các bộ phận khác. Ví dụ như đối với bàn chân, được xem là “nhà tiên tri” của lá gan. Vì nếu như gan có vấn đề, đôi bàn chân sẽ phát ra 6 “tín hiệu cảnh báo” sau đây:

Thứ nhất: Phù mắt cá chân

Bệnh gan có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa protein của cơ thể, dẫn đến protein niệu hoặc cổ trướng. Từ đó có thể gây phù nề ở các khu vực như mắt cá chân.

Thứ hai: Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường

Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.

Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.

Thứ ba: Ngứa chân

Khi mắc bệnh về gan các chức năng gan bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến việc lọc và đào thải độc tố của gan. Cụ thể, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng nên các chất cặn bã, chất độc trong cơ thể không thể thải ra ngoài một cách bình thường. Tích tụ lâu ngày chất độc trong gan ngấm sâu hơn gây ngứa ngoài da. Chất độc hại này tích tụ trong cơ thể, qua thời gian sẽ gây ra những biểu hiện bất thường là những nốt sẩn ngứa xuất hiện trên bề mặt da. Thường gặp nhất là ở bàn tay và bàn chân.

Thứ tư: Gót chân khô nứt nẻ

Gót chân khô và nứt thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt omega-3 nghiêm trọng. Gan tạo ra mật và mật giúp phân hủy và hấp thụ các vitamin tan trong chất béo cũng như các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như axit béo omega-3. Nhưng với chức năng gan kém, chúng ta không sản xuất đủ lượng mật cần thiết để chiết xuất axit béo omega-3. Nó cũng có thể là do thiếu vitamin B3 dẫn đến bệnh nấm.

Thứ năm: Các mảng đen trên móng chân

Gan là nơi tiến hành lọc máu, giúp xử lý các chất độc. Trong những trường hợp bình thường, gan chuyển hóa các chất có hại để giữ cho máu sạch và khỏe mạnh. Khi gan có vấn đề, độc tố trong máu sẽ tăng lên, tuần hoàn máu không bình thường khiến bàn chân lắng đọng nhiều độc tố. Triệu chứng chính là móng chân có những đường dọc hoặc mảng đen.

Thứ 6: Lòng bàn chân có màu vàng

Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa bilirubin. Nếu chức năng gan bị giảm, nó có thể dẫn đến sắc tố vàng ở các khu vực như lòng bàn chân và mắt, được gọi là vàng da.

Những thực phẩm mang vị đắng nhưng cực tốt cho gan, cả nhà chăm ăn để có một lá gan thật khỏe mạnh nhé.

Mướp đắng:

Loại quả này có vị đắng đặc trưng nên nhiều người không thích, thậm chí là còn không ăn được nên toàn bỏ qua. Song, nó lại là thứ thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trong mướp đắng còn có chứa phytochemical. Chất này đã được chứng minh là có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng là thực phẩm rất thân thiện với lá gan. Nó có khả năng làm giảm nồng độ men gan bị viêm như AST, ALT. Trong khi đó, sự gia tăng các men gan này là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đang bị viêm nặng.

Ngoài ra, mướp đắng đã được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ bilirubin trong máu. Mà khi bị tang bilirubin thì chứng tỏ rằng gan đang chuyển hóa kém, đuồng mật có thể bị tắc đó mọi người.

Rau cúc đắng:

Rau cúc đắng hay còn gọi là rau diếp xoăn. Loại giàu này có vị đắng và ngọt đặc trưng, rất giàu vitamin, chất xơ, đạm thực vật và các nguyên tố vi lượng.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Thường xuyên ăn rau cúc đắng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy chức năng của não bộ. Ngoài ra, loại rau này còn có khả năng thanh nhiệt, thải độc cho gan rất tốt.

Bồ công anh:

Trong số các loại rau đắng thì bồ công anh là đắng nhất nên rất khó ăn vì nhiều người không chịu được vị đắng. Chỉ có điều, nó lại rất có ích với gan đó mọi người. Các hoạt chất trong bồ công anh có thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat. Nhờ vậy mà kích thích gan hoạt động tối ưu, luôn khỏe mạnh.

Rau cải đắng:

Trong rau cải đắng rất giàu vitamin, chất xơ, đạm thực vật cùng nguyên tố vi lượng như phốt pho, canxi, kẽm, đồng. Việc ăn rau cải đắng thường xuyên có thể làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch thúc đẩy não chức năng của não bộ. Không chỉ thế, nó còn có thể thanh nhiệt, thải độc, rất có ích trong việc nuôi dưỡng lá gan.