Với phương châm chọn tạo giống “thơm cho ra thơm, ngon cho ra ngon”, nhóm nghiên cứu của ông lần lượt đưa ra giống từ ST1 đến ST25 và lúc nào cũng dẫn đầu chất lượng vào thời điểm đó. Nhưng mãi đến giống lúa ST24, ST25 sau quá trình bền bỉ chọn tạo kéo dài 2 thập kỷ mới đạt được đẳng cấp ĐỨNG ĐẦU GẠO NGON THẾ GIỚI

Sau khi đạt được giải GẠO NGON NHẤT THẾ GIỚI, kỹ sư Hồ Quang Cua lại xây dựng quy trình sản xuất “gạo an toàn từ phòng Lab tới bàn ăn và đã có những kết quả tốt đẹp tạo dựng nên thương hiệu GẠO ÔNG CUA phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hàng chục nước trên thế giới. 

Quy trình sản xuất Gạo Ông Cua ST25: "Gạo an toàn từ phòng Lab tới bàn ăn"

Chọn vùng trồng

Là vùng đất “Gạo Bãi Xàu” nổi tiếng hơn trăm năm trước khi xuất khẩu sang Châu Âu, vùng đất luân canh một vụ lúa (mùa mưa nước ngọt trồng lúa, mùa khô nước mặn nuôi tôm) ở bán đảo Cà Mau và vùng lúa gần biển nơi còn chứa nước mặn ở tầng đất sâu 1.5m đến 1.8m. 

Những vùng đất được doanh nghiệp chọn đầu tư, hợp tác tiêu thụ với nông dân nêu trên đều còn ít nhiều muối ăn giúp cây lúa thơm ngon, hương vị đậm đà hơn vùng đất phù sa. 

Cánh đồng lúa ST25

Giảm thiểu giống lẫn lộn

Đầu tiên là sử dụng giống đạt qui chuẩn của nhà nước. Kế đến là ổn định nền đất để tránh lẫn nền đất từ vụ trước. Sau cùng là làm đất cẩn thận trước khi gieo sạ. 

Hạt giống lẫn thường là cần nhiều nước thì cơm mới chín tới bên trong, còn trong khi gạo ST cần nước ít thì cơm mới ngon.  


Như vậy nếu nấu gạo ST chung với gạo lẫn thì hạt gạo lẫn sẽ chín không tới, sẽ làm khách hàng không hài lòng. 

Sử dụng các chế phẩm vi sinh

Sử dụng các chế phẩm vi sinh để vừa phục hồi sức sống của đất, làm đất tơi sốp, cây lúa sinh trưởng khỏe, ít tốn phân hóa học lại đề kháng sâu bệnh.

Các chế phẩm từ nấm và vi khuẩn: có loại hút được đạm từ khí trời để làm phân cho cây lúa, có loại giúp rễ ra nhiều, có loại diệt sâu và rầy, có loại trị được nấm bệnh,...

Hiện doanh nghiệp đang sử dụng vi sinh từ các Viện nghiên cứu, trường Đại học trong nước, vừa sử dụng chế phẩm vi sinh có nguồn gốc từ Nhật, từ Mỹ giúp cho hạt gạo “vừa ngon vừa lành”

Khu vực trồng gạo Ông Cua ST25

Giảm thiểu sử dụng nước

Trên phần lớn diện tích hợp tác với nông dân đều có “rút khô giữa mùa” lúc lúa được 35 ngày tuổi, vừa rút khô cuối vụ giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính đồng thời giúp hạt gạo thơm ngon hơn. 

Lò sấy – Bảo quản thóc

Đầu tư nhiều lò sấy để có thể sấy lúa ngay khi chuyển lúa từ đồng ruộng về. Bảo quản thóc trong kho lạnh.

Xay xát

Xat xát kỹ, tách màu sạch, ít tấm

Với chuỗi sản xuất liên hoàn, đầu tư khép kín từ khâu chọn giống đến đóng túi như các bước ở trên, gạo ST25 thương hiệu “Gạo Ông Cua” dần dần chiếm vị trí cao nhất trong các quầy gạo từ trong nước đến nước ngoài, xứng đáng là sự chọn lựa tốt nhất của người tiêu dùng. 

Các loại gạo Ông Cua ST25

=>  Giá gạo ST25 bao nhiêu tiền 1kg?