Các bậc cha mẹ thường cho rằng khi con qua tuổi ẵm ngửa, có thể tự đi đứng ăn uống được thì cha mẹ đỡ phải lo lắng nhất.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên sẽ cật lực phản đối điều này. Nguyên do là trẻ ở độ tuổi dậy thì sẽ khó uốn nắn và có những hành động thiếu suy nghĩ, khiến cha mẹ lo lắng. Xa hơn nữa là nếu các bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm con, hoặc trừng phạt con nặng nề, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ tiêu cực khó lường.

hình ảnh

Ảnh Vietnamnet

Theo Vietnamnet, cơ quan chức năng ở Đắk Lắk đã tìm thấy nam sinh lớp 7 - người viết thư tuyệt mệnh, để lại bên bờ hồ rồi đi chơi điện tử khiến gia đình hốt hoảng.

Chiều 13/5, đại diện thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana), xác nhận, địa phương đã tìm thấy nam sinh lớp 7 để lại thư tuyệt mệnh trên bờ hồ rồi đi chơi game.

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền tấm ảnh có kèm bức thư tuyệt mệnh của nam sinh đặt trên chiếc balo gần bờ hồ Sen, ở thị trấn Buôn Trấp. Trong thư tuyệt mệnh, nam sinh đã viết: "Chào tạm biệt cha mẹ để về thế giới bên kia". Sự việc đã gây xôn xao dư luận.

Được biết, nam sinh này học lực hơi kém nên bị gia đình “tác động vật lý”. Sau đó, em đã viết thư tuyệt mệnh rồi bỏ đi chơi. Chiều nay, cơ quan chức năng đã tìm thấy em ở quán game trên địa bàn.

hình ảnh

Ảnh KP

Hiệu trưởng Trường THCS Buôn Trấp - ông Trần Quang Đạt, cho biết, nam sinh này ham chơi game, bị bố đá.nh rồi viết thư dọa gia đình. Sáng nay 13/5, nam sinh lớp 7 này vẫn đến trường tham gia giờ sinh hoạt của lớp, tuy nhiên, khi chuyển tiết, em này đã lẻn ra ngoài. Khi nghe thông tin nam sinh để lại lá thư trên bờ sông, nhà trường đã phối hợp cùng gia đình, cơ quan chức năng tiến hành tìm kiếm vì rất lo lắng và sau đó phát hiện em này đang chơi game ở một cửa hàng. Rất may nam sinh không làm điều dại dột.

Tất nhiên mọi người đều thở phào nhẹ nhõm khi tìm thấy nam sinh. Nhiều người cho rằng nên tìm biện pháp ôn hòa để dạy dỗ sau khi tìm thấy cháu:

“Bố mẹ cháu xem thế nào mua cái máy cho cháu chơi đi chứ để cháu làm thế này lo lắm”

“Mong các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến cảm xúc cảm nhận của con em mình nhiều hơn, thay vì quan tâm đến thành tích và so sánh với con người ta”

“Cho đi làm kiếm tiền tự lo mới biết thương cha mẹ”

“Con còn dại nên mong ba mẹ hiểu và làm tâm lý cho con để con rút kinh nghiệm”

“Nếu ba mẹ bình tĩnh tốt nhất đừng nên đánh lúc này bỏi vì cháu còn còn đang bị tâm lý”

“Thiệt tình làm cha mẹ một phen hú vía, tội những người làm cha mẹ”

“Lần đầu tiên thấy trường hợp gặp con trốn học chơi net mà ba mẹ và mọi người vui, hạnh phúc đến vậy!”

Theo hiệu trưởng nhà trường, nam sinh này có học lực trung bình, nghiện game, dù thầy chủ nhiệm đã nhiều lần phối hợp cùng gia đình để có biện pháp chấn chỉnh nhưng em này vẫn đam mê game.

Chứng nghi.ện chơi game là có thật và nhiều thanh thiếu niên phải vật lộn để hạn chế thời gian chơi trò chơi điện tử. Trong một số trường hợp, chơi game trở thành tâm điểm trong cuộc sống của một người, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như đời sống xã hội của họ.

Các dấu hiệu cảnh báo mê game bao gồm:

  • Bỏ bê bạn bè hoặc những sở thích, sở thích khác
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Không thể tuân theo giới hạn thời gian khi chơi game
  • Trở nên lo lắng, tức giận hoặc cáu kỉnh khi không thể chơi game
  • Thay đổi khẩu vị hoặc kiểu ngủ liên quan đến chơi game
  • Cảm xúc bộc phát nếu trò chơi bị cấm hoặc hạn chế
  • Thành tích học tập giảm sút

Việc hạn chế trò chơi điện tử có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tức giận, trầm cảm và cô đơn. Đó là lý do tại sao việc có sẵn kế hoạch là điều quan trọng khi cha mẹ đang cân nhắc cách giảm thời gian con chơi game.

Nếu phụ huynh và trẻ sẵn sàng giải quyết vấn đề chơi game, năm bước dưới đây có thể giúp trẻ học cách từ từ giảm thời gian chơi game:

1. ĐẶT GIỚI HẠN THỜI GIAN NGHIÊM NGẶT CHO VIỆC CHƠI HÀNG NGÀY

Các chuyên gia về sức khỏe trẻ em đồng ý rằng trẻ em trong độ tuổi đi học không nên dành quá hai giờ mỗi ngày trước bất kỳ màn hình nào. Giữa tivi, điện thoại di động, bài tập về nhà và chơi game, thời gian có thể tăng lên nhanh chóng. Hãy bắt đầu bằng cách giới hạn thời gian chơi không quá 30 phút mỗi ngày. Đặt báo thức hoặc nhờ bạn bè gửi tin nhắn cho để trẻ đã đến lúc phải làm việc khác.

2. BỎ THIẾT BỊ CHƠI GAME RA KHỎI PHÒNG NGỦ

Có thiết bị chơi game trong phòng ngủ giúp trẻ dễ dàng chơi bất cứ khi nào chúng cảm thấy thích. Ngoài ra, chơi trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ kém chất lượng. Giữ phòng ngủ không có màn hình sẽ giúp com kiểm soát thời gian chơi game và ràn đầy năng lượng vào buổi sáng.

3. NHỜ BẠN BÈ VÀ GIA ĐÌNH GIÚP ĐỠ

Hãy để bạn bè và gia đình biết rằng bạn lo lắng về việc con chơi game quá nhiều. Nếu điều đó có vẻ quá riêng tư, bạn chỉ cần cho mọi người biết bạn quan tâm đến việc thực hiện nhiều hoạt động xã hội hơn. Sắp xếp thời gian để đưa con đi chơi với bạn bè, đi bộ đường dài hoặc đạp xe hoặc tham dự các sự kiện của trường.

4. THỬ CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM CĂNG THẲNG KHÁC

Chơi game giúp giảm bớt căng thẳng cho nhiều người. Việc phát triển các chiến lược đối phó khác sẽ giúp việc hạn chế thời gian chơi game trở nên dễ dàng hơn. Học cách thiền hoặc tập yoga. Hãy thử tập thể dục hoặc thực hiện một chuyến đi bộ đường dài đầy thử thách. Sự thể hiện sáng tạo cũng là một cách giảm căng thẳng. Vẽ,  viết, chơi nhạc hoặc tận hưởng bất kỳ sở thích nào khác mà không cần màn hình điện thoại.

5. TÌM CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nếu cha mẹ đã thử những gợi ý trên mà vẫn cảm thấy khó kiểm soát hành vi của mình, bạn có thể cần sự trợ giúp từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã qua đào tạo. Trẻ nghiện chơi game có thể có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn sức khỏe thể chất và tâm thần khác. Hãy phòng ngừa ngay từ đầu khi thấy con dành quá nhiều thời gian cho điện thoại hoặc Ipad.